Giải Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

Câu hỏi 1. Kể về những hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương em

Câu hỏi 2. Chia sẻ những việc làm của em góp phần phát triển cộng đồng ở địa phương

Chia sẻ những việc làm của em góp phần phát triển cộng đồng ở địa phương

Lời giải

Câu hỏi 1:

  • Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp
  • Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
  • Xây dựng nếp sống văn minh
  • Tiếp nối, giữ gìn nghề truyền thống
  • Lưu giữ nghệ thuật truyền thống
  • Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
  • Hoạt động từ thiện, nhân đạo

Câu hỏi 2:

  • Thực hiện vệ sinh môi trường
  • Tham gia các hoạt động tuyên truyền đời sống mới văn minh, hiện đại
  • Chăm sóc cảnh quan thiên nhiên
  • Tham gia các hoạt động thiện nguyện

Nhiệm vụ 2. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện

Câu hỏi 1. Lập kế hoạch hoạt động thiện nguyện phù hợp với điều kiện thực hiện của em

Gợi ý:

Kế hoạch hoạt động thiện nguyện
Tên hoạt động Xây dựng Quỹ hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương
Mục tiêu Thể hiện sự quan tâm tới những hoàn cảnh đặc biệt. Động viên, khích lệ họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Đối tượng hướng tới Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Thời gian, địa điểm thực hiện
  • Thời gian: Một tháng
  • Địa điểm: Tại các lớp học, khu dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn
Nội dung của hoạt động
  • Quyên góp tiền, hiện vật từ các cá nhân, tổ chức,…
  • Trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhân sự cùng tham gia thực hiện
  • Các bạn trong khu dân cư
  • Các bạn cùng lớp
  • Lực lượng đoàn viên của địa phương
Phương tiện, cách thức thực hiện hoạt động
  • Sử dụng tờ rơi, bài thuyết trình để kêu gọi ủng hộ quỹ
  • Tìm mua hiện vật hỗ trợ gia đình với giá thành hợp lý, chất lượng tốt.

Câu hỏi 2. Thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện đã lập

Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

Lời giải

Câu hỏi 1:

Kế hoạch hoạt động thiện nguyện
Tên hoạt động Xây dựng Quỹ hỗ trợ những gia đình gặp nạn sau trận mưa lũ
Mục tiêu Thể hiện sự quan tâm tới những hoàn cảnh đặc biệt. Động viên, khích lệ họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Đối tượng hướng tới Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình gặp nạn sau trận mưa lũ
Thời gian, địa điểm thực hiện
  • Thời gian: Một tháng
  • Địa điểm: Tại các lớp học, khu dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn
Nội dung của hoạt động
  • Quyên góp tiền, hiện vật từ các cá nhân, tổ chức,…
  • Trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhân sự cùng tham gia thực hiện
  • Các bạn trong khu dân cư
  • Các bạn cùng lớp
  • Lực lượng đoàn viên của địa phương
Phương tiện, cách thức thực hiện hoạt động
  • Sử dụng tờ rơi, bài thuyết trình để kêu gọi ủng hộ quỹ
  • Tìm mua hiện vật hỗ trợ gia đình với giá thành hợp lý, chất lượng tốt.

Câu hỏi 2:

Học sinh thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện đã lập

Câu hỏi 3:

Thực hiện những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng là một hành động rất ý nghĩa và mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Khi thực hiện những hoạt động thiện nguyện, em cảm thấy hài lòng và tự hào vì đã giúp đỡ và chia sẻ với những người xung quanh. Ngoài ra, thực hiện những hoạt động thiện nguyện còn giúp em trau dồi kỹ năng giao tiếp, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và trưởng thành hơn.

Nhiệm vụ 3. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Câu hỏi 1. Thảo luận về những việc làm em có thể tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Thảo luận về những việc làm em có thể tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Câu hỏi 2. Đóng vai đưa ra lời khuyên cho M và K thực hiện một số việc làm góp phần giáo dục truyền thống của địa phương trong các tình huống sau:

  • Tình huống 1: Tại địa phương M có một nghề truyền thống nhưng đã bị mai một, chỉ còn một số ít hộ dân đang cố gắng duy trì. M cũng cho rằng nghề này không có hiệu quả nên không cần giữ gìn nó.
  • Tình huống 2: K hát rất hay nhưng không muốn tham gia câu lạc bộ văn nghệ truyền thống. Bạn ấy cho rằng những bài hát đó quá xưa và không hiện đại.

Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm nhận của em khi thực hiện những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương mà em đã tham gia.

Lời giải

Câu hỏi 1:

  • Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
  • Học nghề truyền thống của địa phương
  • Giúp đỡ người neo đơn
  • Tham gia lễ hội truyền thống
  • Tham gia hoạt động thiện nguyện
  • Phát huy truyền thống hiếu học

Câu hỏi 2:

Tình huống 1: Em sẽ khuyên M cần giữ gìn nghề truyền thống bởi nghề truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa của địa phương và giúp tăng cường sự đa dạng văn hóa của cả nước. Vì vậy, em sẽ đề nghị M nên góp phần giữ gìn và phát triển nghề truyền thống này bằng cách tham gia các hoạt động liên quan đến nghề này như: tham gia các buổi triển lãm, diễn đàn để giới thiệu nghề truyền thống này đến với những người khác, tìm kiếm các hình thức quảng bá và tiếp thị sản phẩm nghề truyền thống như làm video, chụp ảnh, tạo trang web, hoặc quảng cáo trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm tới nhiều người hơn.

Tình huống 2: Em sẽ truyền cảm hứng và động viên K tham gia vào các hoạt động văn nghệ truyền thống bằng cách giải thích cho K thấy được giá trị của văn hóa truyền thống, những bài hát cổ điển, tình ca, dân ca mang nhiều gia trị tinh thần và có sức cuốn hút đối với người dân. Đồng thời, em cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực văn nghệ truyền thống để giúp K hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của văn hóa truyền thống.

Câu hỏi 3:

Em cảm thấy những hoạt động giáo dục truyền thống này rất hay và có ý nghĩa, góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc ta

Nhiệm vụ 4. Thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương

Câu hỏi 1. Lựa chọn và thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương

Câu hỏi 2. Giới thiệu sản phẩm đã thiết kế

Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc về sản phẩm đã thiết kế

Lời giải

Câu hỏi 1:

Học sinh tham khảo tranh sau:

Lựa chọn và thiết kể sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương

Lựa chọn và thiết kể sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương

Câu hỏi 2:

Học sinh giới thiệu sản phẩm đã thiết kế

Câu hỏi 3:

Em cảm thấy những bức tranh phần nào đã tái hiện được vẻ đẹp của đất nước ta. Là một con người Việt Nam, em cảm thấy rất tự hào về quê hương đất nước của mình.

Nhiệm vụ 5. Tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn

Câu hỏi 1. Chuẩn bị tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn

Câu hỏi 2. Tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương đã thiết kế

Câu hỏi 3. Chia sẻ những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh

Lời giải

Câu hỏi 1:

Gợi ý:

– Thành lập và họp ban tổ chức sự kiện.

– Chọn tên sự kiện.

– Lựa chọn sản phẩm tuyên truyền, giới thiệu và cách bảo tồn.

– Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện.

– Thông tin về sự kiện.

Câu hỏi 2:

Tên cảnh đẹp, địa danh: Hà Nội

Mô tả các hình ảnh về cảnh quan:

Tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương đã thiết kế Một góc nơi phố cổ Hà Nội
Tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương đã thiết kế Vẻ đẹp của Tháp Rùa và Hồ Gươm

Ý nghĩa các cảnh quan: Là những hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà Nội

Câu hỏi 3:

Vệ sinh xung quanh cảnh quan

Tuyên truyền bảo vệ danh lam thắng cảnh

Vận động mọi người không xả rác bừa bãi khi tham quan

Nhiệm vụ 6. Duy trì hoạt động phát triển cộng đồng

Câu hỏi 1. Thảo luận những hoạt động phù hợp với lứa tuổi để duy trì việc phát triển cộng đồng.

Câu hỏi 2. Chia sẻ kết quả thực hiện việc duy trì tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.

Lời giải

Câu hỏi 1:

  • Duy trì tham gia và vận động mọi người tham gia vào các câu lạc bộ truyền thống.
  • Duy trì tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • Duy trì tham gia hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường.

Câu hỏi 2:

Học sinh tự chia sẻ kết quả

Nhiệm vụ 7. Tự đánh giá

Câu hỏi 1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Câu hỏi 2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.

A. Tốt B. Đạt C. Chưa đạt

TT Nội dung đánh giá
1 Em tìm hiểu được các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương
2 Em lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện
3 Em đã tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương
4 Em đã thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương
5 Em tham gia tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương
6 Em chia sẻ được về cách bảo tồn vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

Lời giải

Học sinh tự đánh giá

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Hoạt động trải nghiệm 8 chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng CTST.

  • Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo chủ đề 7

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
  • Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
  • Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều