Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Nhiệm vụ 1. Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách

Câu hỏi 1. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh

Câu hỏi 2. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý

Câu hỏi 3. Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em

Lời giải

Câu hỏi 1:

Nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh: Tốt bụng, dịu dàng, chỉn chu, ích kỉ, tham lam, hiền lành, nhiệt tình, tình cảm, cá tính, ôn hòa, trung thành, tham vọng, nghiêm khắc,…

Câu hỏi 2:

  • Chị em là một người con gái dịu dàng và tình cảm.
  • Chú em là một người luôn nhiệt tình trong mọi việc
  • Mẹ em là một người hiền lành.

Câu hỏi 3:

Em là một người thân thiện và tốt bụng.

Nhiệm vụ 2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

Câu hỏi 1. Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau

Tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được.

Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.

Câu hỏi 2. Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể

Lời giải

Câu hỏi 1:

Tình huống 1: Trước khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Sau khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy buồn bã.

Tình huống 2: Lúc đầu cả lớp cảm thấy háo hức, vui sướng. Sau khi cô giáo thông báo thì lớp cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, buồn bã.

Câu hỏi 2:

Ví dụ: Em đang chơi game rất vui vẻ trong phòng thì mẹ bước vào và mắng em, nhắc nhở em phải học bài. Cảm xúc của em thay đổi từ vui vẻ => khó chịu, tức giận

Nhiệm vụ 3. Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu hỏi 1. Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu hỏi 2. Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong những tình huống sau:

  • Tình huống 1: Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ.
  • Tình huống 2: T được một bạn trong lớp nói lại rằng H đã nói xấu T với các bạn. T nghe vậy gương mặt biến sắc.

Câu hỏi 3. Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Lời giải

Câu hỏi 1:

Suy nghĩ lạc quan

Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân hoặc bạn bè

Thực hiện một số sở thích của mình (nghe nhạc, chơi thể thao, đọc truyện,…)

Câu hỏi 2:

Học sinh đóng vai theo gợi ý sau:

Tình huống 1:

Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn.

M nghĩ: “Ơ đồ mình để trên bàn đâu rồi nhỉ, chắc là mẹ cất vào đâu đó giúp mình rồi, mình phải xuống hỏi mẹ mới được”

M: “Mẹ ơi, đồ con để ở trên bàn đâu rồi ạ?”

Mẹ: “Mẹ cất giúp con ở trong tủ ấy.”

M: “Con cảm ơn mẹ ạ!”

Tình huống 2:

A: “T ơi, hôm qua tớ nghe thấy H nói xấu cậu với các bạn trong lớp”

Lúc đầu mặt T biến sắc, nhưng lúc sau T mỉm cười và nói:

T: “Cứ kệ cậu ấy đi, tớ nghĩ lời nói xấu của người khác không phải là sự đánh giá chính xác về một ai đó. Chỉ cần mình tin tưởng bản thân mình và phát triển theo hướng tích cực là được”

Câu hỏi 3:

Em đi học về và phát hiện em gái mình dùng bút màu vẽ vào sách vở của em. Lúc đầu em cảm thấy bực tức và giận em gái, nhưng lúc sau em đã bình tĩnh lại và nhắc nhở em gái không được làm như vậy nữa.

Nhiệm vụ 4. Thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm

Câu hỏi 1. Trao đổi về cách thức tranh biện

Câu hỏi 2. Thực hành tranh biện quan điểm sau:

“Dành nhiều thời gian cho sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình”

Câu hỏi 3. Chia sẻ về một tình huống cụ thể mà em đã tham gia tranh biện.

Lời giải

Câu hỏi 1:

Cách thức tranh biện:

  • Bước 1: Đưa ra ý kiến cá nhân: Đồng tình hay phản đối quan điểm
  • Bước 2: Lập luận cho ý kiến cá nhân: dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến
  • Bước 3: Kết luận

Câu hỏi 2:

Bước 1: Đưa ra ý kiến cá nhân

Em đồng ý với quan điểm “Dành nhiều thời gian cho sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình”

Bước 2: Lập luận cho ý kiến cá nhân

  • Mỗi thành viên chìm đắm trong không gian riêng của mình, để kết nối với thế giới ảo chứ không còn kết nối lẫn nhau, làm cho hạnh phúc gia đình bị suy giảm đáng kể.
  • Thời gian dành cho việc sử dụng các thiết bị công nghệ đã chiếm hết thời gian dành cho các hoạt động vui chơi bạn bè, rèn luyện thể chất, giao tiếp, thăm hỏi họ hàng…

Bước 3: Kết luận

Dành nhiều thời gian cho sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Câu hỏi 3:

Tình huống: Cô giáo đưa ra câu hỏi “Học đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công không?”

Nhiệm vụ 5. Thực hiện thương thuyết trong một số tình huống

Câu hỏi 1. Trao đổi về cách thương thuyết

Câu hỏi 2. Đóng vai để thương thuyết trong tình huống sau

Tình huống: Lớp em đang bàn luận về việc lựa chọn đồng phục cho tiết mục đồng diễn thể thao của lớp gồm: quần áo, giày và một số phụ kiện. Có hai nhóm ý kiến khác nhau. Cô giáo chủ nhiệm đề nghị hai nhóm thương thuyết với nhau và báo cáo kết quả cuối cùng vào hôm sau.

Câu hỏi 3. Chia sẻ về một tình huống cụ thể mà em đã tham gia thương thuyết

Chia sẻ về một tình huống cụ thể mà em đã tham gia thương thuyết

Câu hỏi 4. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi thực hành thương thuyết

Lời giải

Câu hỏi 1:

– Xác định mục tiêu thương thuyết.

– Mỗi bên giải thích rõ ràng cho sự lựa chọn của mình.

– Trao đổi để đưa ra phương án có lợi cho cả hai bên.

– Khi thương thuyết cần lưu ý:

  • Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với ý kiến của người khác.
  • Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.

Câu hỏi 2:

Học sinh tự thực hành đóng vai

Câu hỏi 3:

Ví dụ: Em đi chợ, em thấy chiếc áo này rất đẹp nhưng giá của nó khá đắt, 250 nghìn. Em đã thương thuyết với chị chủ quán để giảm giá xuống còn 230 nghìn.

Câu hỏi 4:

Em cảm thấy thương thuyết là một kỹ năng khó, không phải ai cũng có và thực hiện thành thục được.

Nhiệm vụ 6. Định hướng kế hoạch rèn luyện một số đặc điểm cá nhân trong cuộc sống

Câu hỏi 1. Xác định một số đặc điểm cá nhân mà em thấy cần rèn luyện trong cuộc sống và lập kế hoạch thực hiện.

Câu hỏi 2. Chia sẻ về kế hoạch rèn luyện của em.

Câu hỏi 3. Thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Lời giải

Câu hỏi 1:

Một số đặc điểm cá nhân em cảm thấy cần rèn luyện:

  • Kiểm soát cơn tức giận và sự lo lắng
  • Suy nghĩ tích cực
  • Lập luận chặt chẽ, khoa học
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng thuyết trình

Câu hỏi 2:

Gợi ý kế hoạch thực hiện:

  • Kỹ năng giao tiếp: Em có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách tham gia các hoạt động giao tiếp, chia sẻ quan điểm của mình một cách rõ ràng, lắng nghe và đưa ra phản hồi thích hợp.
  • Suy nghĩ tích cực: Để rèn luyện kỹ năng này, em có thể thực hành tập trung vào các suy nghĩ tích cực, tìm kiếm những bài học trong mọi tình huống và tìm ra cách thích nghi với thay đổi.
  • Kỹ năng thuyết trình: Em có thể tự thực hành thuyết trình trước gương, sau đó là thuyết trình trước 1 nhóm bạn và cuối cùng là tham gia các hoạt động đòi hỏi phải nói trước đám đông.

Câu hỏi 3:

Học sinh tự thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Nhiệm vụ 7. Tự đánh giá

Câu hỏi 1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Câu hỏi 2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.

A. Tốt B. Đạt C. Chưa đạt

TT Nội dung đánh giá
1 Em nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân
2 Em nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân
3 Em biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
4 Em nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
5 Em biết cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống

Lời giải

Câu hỏi 1:

Học sinh tự chia sẻ.

Câu hỏi 2: Gợi ý

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá
1 Em nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân Tốt
2 Em nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân Tốt
3 Em biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực Đạt
4 Em nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân Đạt
5 Em biết cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống Đạt

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Hoạt động trải nghiệm 8 chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân CTST.

  • Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo chủ đề 2

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
  • Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
  • Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều