Ngữ văn 12: Hoàn cảnh sáng tác Đàn ghi ta của Lor-ca

Để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn 12, TaiLieuViet xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh sáng tác Đàn ghi ta của Lor-ca, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

  • Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca
  • Phân tích Đàn ghita của Lorca
  • Ôn thi đại học: Phân tích đàn ghita của Lorca
  • Cảm nhận về hình tượng Lor-ca

TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Hoàn cảnh sáng tác Đàn ghi ta của Lor-ca để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ được hoàn cảnh sáng tác bài Đàn ghi ta của Lor-ca là trong một buổi chiều tình cờ nào đó. Một người có tình yêu với thơ của Lor-ca. Qua bài thơ, Thanh Thảo đã làm nổi bật hình tượng người nghệ sĩ Lorca với khát vọng cải cách, cách tân nghệ thuật; một người chiến sĩ dành cả cuộc đời đấu tranh cho tự do, công bằng, công lí. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Học tốt Ngữ văn 12: Hoàn cảnh sáng tác Đàn ghi ta của Lor-ca

Dưới đây là phần trích dẫn nội dung của tài liệu đầu tiên được trích trong bộ sưu tập Hoàn cảnh sáng tác bài Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo:

Tôi viết bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” trong một buổi chiều tình cờ nào đó của năm 1979 ở Trại sáng tác văn học Quân Khu V-Đà Nẵng. Có thể tôi đã đọc thơ Lorca từ 10 năm trước, đã chép một số bài thơ Lorca (qua bản dịch từ tiếng Pháp của nhà thơ Hoàng Hưng) và mang theo ra chiến trường, nhưng đúng là trước đó, tôi chưa hề viết gì về Lorca hay về thơ của ông. Tôi chỉ đọc, và yêu thơ ông. Sau này, tôi được đọc thêm một số thông tin về cuộc nội chiến Tây Ban Nha và cái chết bi thương của Lorca.

Không biết tự bao giờ, lòng ngưỡng mộ, tình yêu thương của một người đọc với thơ Lorca trong tôi có thể chuyển thành những rung cảm của một người sẽ viết một điều gì đó về nhà thơ mình yêu. Tôi còn nhớ, trong hành trang thơ của tôi có không ít những tác phẩm tôi viết về những nhà thơ khác, dù sống trước mình hơn 600 năm như Nguyễn Trãi, 200 năm như Cao Bá Quát, 150 năm như Nguyễn Đình Chiểu, hay sống xa cách đất nước mình hàng vạn dặm như L.Aragon, V. Maiacopski, X.Exênhin…

Nhưng trong số những bài thơ viết về các nhà thơ, thì F.F.Lorca là nhà thơ tôi viết đầu tiên. Có thể từ sau bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”, tôi đã viết được nhiều bài thơ, kể cả trường ca (“Đêm trên cát”-viết về Cao Bá Quát, “Trò chuyện với nhân vật của mình” viết về Nguyễn Đình Chiểu”). Như thế, với tôi, bắt đầu từ Lorca, tôi đã khơi mở được một dòng chảy của thơ mình bằng nhiều tác phẩm viết về những nhà thơ khác.

Với “Đàn ghi-ta của Lorca”, tôi tiếp tục mạch đổi mới thơ mình (so với thơ tôi viết trong chiến tranh), và tôi cảm thấy thoải mái khi thả trôi mình trong mạch chảy này. Chính vì thế, tôi đã viết “Đàn ghi-ta của Lorca” rất nhanh, một mạch, và gần như không sửa chữa. Trong thời gian viết bài thơ, tôi cũng đã cộng tác với hai nhà thơ Trần Kỳ Phương và Ngô Thế Oanh để cùng dịch một số bài thơ của Lorca, mặc dù tôi chỉ tham gia dịch thơ Lorca qua bản dịch nghĩa từ tiếng Anh do nhà thơ Trần Kỳ Phương chuyển ngữ.

Đã có một “không khí Lorca”, một “không gian Lorca” với chúng tôi trong thời gian ấy. Điều đó trợ giúp cho tôi rất nhiều khi viết “Đàn ghi-ta của Loca”.

———————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh sáng tác Đàn ghi ta của Lor-ca. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.