Ngữ văn 12: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh bộ tài liệu Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bác ơi của Tố Hữu, chắc chắn qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tập tốt hơn môn Ngữ văn một cách đơn giản. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 12: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Bài 1

Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”.

Bài thơ là tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam. Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu.

Bài 2

Chiều ngày 2/9/1969, khi nghe tin Bác mất, Tố Hữu đang điều trị ở bệnh viện, vội trở về, tìm đến ngôi nhà sàn của Bác lặng lẽ dưới mưa. Trở về, Tố Hữu viết “suốt cả đêm ấy cho vơi nỗi buồn”.

“Bác ơi” được viết ngay sau sự kiện đau thương của dân tộc. Bài thơ là tiếng khóc, tiếng tiếc thương và là bản hùng ca, ca ngợi nhân cách, công lao, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài 3

– Năm 1968 – 1969: Cách Mạng miền Nam đang thắng lợi lớn.

– Ngày 2.9.1969: Bác qua đời.

– Tố Hữu đang điều trị tại bệnh viện Việt Xô được tin Bác mất, Ông vội chạy ngay đến khu nhà Sàn – nơi Bác ở và làm việc.

– Bài thơ là “Bài điếu văn bi hùng bằng thơ” là sự đúc kết, suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về Bác.

Bài 4

Vào lúc 9h47’ ngày 2/9/1969, trái tim Bác Hồ kính yêu đã ngừng đập. Tin Bác mất làm cho cả nước bàng hoàng và 4 ngày sau đó, với sự thương tiếc vô hạn vị Cha già kính yêu của dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã dồn nén cảm xúc của mình:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người!

Hai câu này đã trở thành chủ điểm của bài thơ, ca ngợi lòng nhân ái mênh mông của Bác, sự hy sinh suốt đời cho nhân dân, cho dân tộc, cho thế giới hòa bình. Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm người đọc xúc động, ứa nước mắt. Xúc động nhưng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thương, nhớ tiếc thành hành động cách mạng.

———————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bác ơi của Tố Hữu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.