Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng được TaiLieuViet biên soạn, nội dung tóm tắt trọng tâm hóa 9 bài 2, tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số oxit điển hình được giới thiệu trong bài học. Từ đó vận dụng làm các dạng bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9.

Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới.

>> Bài tiếp theo: Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

1. Canxi oxit

a. Thông tin chung

CTHH: CaO

Tên thường: Vôi sống

Khối lượng mol M: 56 gam/mol

Thuộc loại oxit bazơ

b. Tính chất vật lý

Là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao khoảng 2585oC

c. Tính chất hóa học

Canxi oxit mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ

  • Tác dụng với nước

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Tác dụng với axit

CaO + HCl → CaCl2 + H2

  • Tác dụng với oxit axit

CaO + CO2 → CaCO3

d. Ứng dụng

  • Nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
  • Khử chua đất, xử lí nước thải, sát trùng,…

e. Sản xuất Canxi oxit

Nguyên liệu: Đá vôi

Chất đốt: Than đá, củi, dầu,…

Phương trình hóa học:

Than cháy tạo ra CO2, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:

C + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2

Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống:

CaCO3overset{t^{circ } }{rightarrow} CaO + CO2

2. Lưu huỳnh đioxit

a. Thông tin chung

Thuộc loại oxit axit

b. Tính chất vật lý

Là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí

c. Tính chất hóa học

SO2 mang đầy đủ tính chất của một oxit axit

  • Tác dụng với nước

SO2 + H2O → H2SO3

  • Tác dụng với bazơ

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

  • Tác dụng với oxit axit

SO2 + BaO → BaSO3

d. Ứng dụng

Phần lớn dùng để sản xuất axit sunfuric.

Chất tẩy trắng bột gỗ.

Chất diệt nấm mốc.

e. Sản xuất lưu huỳnh đioxit

  • Trong phòng thí nghiệm

Cho muối sunfit tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)

Phương trình hóa học:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

  • Điều chế trong công nghiệp

Đốt quặng pirit sắt:

4FeS2 + 11O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 3Fe2O3 + 8SO2

Đốt S trong không khí:

S + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2

II. Câu hỏi Luyện tập

III. Câu hỏi trắc nghiệm mở rộng củng cố

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 2. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 4. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 5. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước

A. SO3

B. SO2

C. CuO

D. P2O5

Câu 6. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 7. Hòa tan hết 11,2 gam CaO vào nước thu được 400 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là?

A. 0,25M

B. 2,5M

C. 0,5M

D. 5M

Câu 8. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 9. Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

A. CaCO3

B. CaCO3 và Ca(HCO3)2

C. Ca(HCO3)2

D. CaCO3 và Ca(OH)2

Câu 10. Khi nung hoàn toàn 250 kg đá vôi (có chứa 80% CaCO3) thu được 90 kg vôi sống. Hiệu suất của quá trình nung vôi là:

A. 64,29%

B. 62,49%

C. 80,36%

D. 83,06%

Câu 11. Cho Na2SO3 tác dụng với a gam dung dịch H2SO4 10%. Dẫn toàn bộ khí SO2 sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa CaSO3. Giá trị nhỏ nhất của a là:

A. 98

B. 9,8

C. 19,6

D. 49

Câu 12. Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí sunfuro trong phòng thí nghiệm?

A. Đốt lưu huỳnh trong không khí

B. Cho dung dịch K2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc

C. Cho tinh thể K2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc

D. Đốt cháy khí H2S trong không khí

2. Đáp án – Hướng dẫn giải bài tập

1C 2D 3B 4A 5D 6A
7C 8B 9B 10C 11A 12C

Câu 7.

nCaO = 0,2 mol

PTHH:

CaO + H2O → Ca(OH)2

nCaO = nCa(OH)2 = 0,2 mol => CM = 0,2/0,4 = 0,5M

Câu 9.

nCO2 = 0,3 mol

nCa(OH)2 = 0,2 mol

Tỉ lệ:

T = frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} = frac{{0,3}}{{0,2}} = 1,5 =  >  1 < T < 2

Vậy sản phẩm sau phản ứng gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 10.

Ta có:

Khối lượng CaCO3 trong 250 kg đá vôi là:

= frac{{80.250}}{{100}} = 200 (gam)

CaCO3overset{t^{circ } }{rightarrow} CaO + CO2

Theo PTHH: nung 100 kg CaCO3 thu được 56 kg CaO

Theo bài ra: nung 200 kg thu được 112 kg CaO

=> Hiệu suất phản ứng:

H = frac{{90}}{{112}} times 100%  = 80,36%

Câu 11. nCaSO3 = 0,1 mol

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO

SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3 + H2O

Theo (1) và (2): nH2SO4 = nCaSO3 = 0,1 mol

=> mH2SO4 = 0,1.98 = 9,8 gam

Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là: 9,8.100/10 = 98 gam

Câu 12. 

Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4.

Ví dụ:

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2

Ngoài ra, khí SO2 còn được điều chế bằng cách cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc.

Cu + 2H2SO2đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.

IV. Bài tập tự luận tự luyện 

Câu 1. Trong một bình chứa hỗn hợp khí: CO, H2, SO3, SO2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng khí

Câu 2. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi chất sau:

a) Ba chất rắn BaO, MgO, CuO

b) Bốn chất rắn màu đen là: CuO, Mn2O, FeO, Ag2O

c) Bốn chất rắn: CaO, Na2O, MgO và P2O5

Câu 3. 200 ml dung dịch HCl nồng độ 3,5M hòa tan vừa đủ 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3

a) Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra

b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazo có trong hỗn hợp ban đầu

Câu 4. Biết rằng 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ vơi 400 ml NaOH tạo thành muối trung hòa.

a) Tính khối lượng muối thu được

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng

Câu 5. Cho 8,96 lít khí CO2 (đktc) đi qua 300ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y là bao nhiêu?

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là bao nhiêu?

Câu 7. Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là:

Câu 8. Cho 40 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 6,72 lít SO2 (đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là

Câu 9. Biết rằng 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ vơi 200ml NaOH tạo thành muối trung hòa.

a) Tính khối lượng muối thu được

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng

Câu 10.  Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m.

V. Giải Hóa 9 bài 2: Một số oxit quan trọng

Ngoài các nội dung lý thuyết trên lớp, TaiLieuViet biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh giải bài tập sách giáo khoa Hóa 9 bài 2 với hy vọng giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập biên soạn củng cố nội dung kiến thức của bài học, mời các bạn tham khảo chi tiết tại:

  • Giải bài tập Hóa 9 bài 2: Một số oxit quan trọng

VI. Câu hòi trắc nghiệm Hóa 9 bài 2

Để củng cố nâng cao kĩ năng giải bài tập, cũng như bài tập trên lớp TaiLieuViet biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc ôn tập, ghi nhớ lại các nội dung lý thuyết. Mời các bạn tham khảo theo dõi thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 9 bài 2 tại: Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 2

……………………..

Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng được TaiLieuViet biên soạn nằm trong nội dung Hóa 9 Bài 2. Nội dung giới thiệu tới các bạn một số oxit quan trọng điển hình về tính chất cũng như ứng dụng của từng hợp chất. Từ đó giúp các bạn nắm chắc kiến thức cũng như hiểu sâu hơn về các oxit từ đó vận dụng giải bài tập Hóa 9 bài 2.

Trên đây TaiLieuViet đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải. Chúc các bạn học tập tốt.