Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ được TaiLieuViet biên soạn, nội dung tài liệu xâu chuỗi mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, giúp các bạn học sinh dễ dàng ghi nhớ tính chất hóa học, thấy được mối liên quan giữa các hợp chất vô cơ. Từ đó vận dụng giải các dạng bài tập Hóa học 9.

Hy vọng với tài liệu Hóa 9 Bài 12 này sẽ giúp các bạn học sinh học tốt hơn cũng như quý thầy cô trong quá trình soạn giảng của mình. Mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt nội dung lý thuyết Hóa 9 bài 12

1. Các hợp chất vô cơ

Hóa 9 bài 12

2. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

II. Những phản ứng hóa học minh họa

(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2

(2) CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

(3) K2O + H2O → 2KOH

(4) Cu(OH)2overset{t^{circ } }{rightarrow} CuO + H2O

(5) SO2 + H2O → H2SO3

(6) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + H2O

(7) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

(8) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

(9) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

III. Bài tập củng cố mở rộng.

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O

B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O

C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl

D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2

Câu 2. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 3. Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối

A. Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl

B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl

A. Dung dịch NaOH

B. nước

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch HCl

Câu 5. Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. BaCl2

B. HCl

C. Na2CO3

D. CaCl2

Câu 6. Dãy chất nào dưới đây không phản ứng được với H2SO4 loãng

A. NaHCO3, KCl, BaCl2, CO2

B. CuCl2, NaOH, Na2CO3, CaO

C. Na2CO3, BaCl2, BaO, NaOH

D. SO2, CuO, KOH, BaCl2

Câu 7. Cặp chất nào không thể tồn tại trong cùng một dung dịch

A. BaCl2 và K2CO3

B. AgNO3 và NaNO3

C. Ba(NO3)2 và Ca(OH)2

D. KCl và Ca(OH)2

Câu 8. Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:

A. CO2, KOH, H2SO4, Zn

B. H2SO4, AgNO3, Ba(OH)2, Al

C. KOH, BaCl2, Zn, H2SO4

D. KOH, BaCl2, Zn, Al

Câu 9. Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch CaCl2?

A. AgNO3

B. HCl

C. HNO3

D. KNO3

Câu 10. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn là

A. NaClO, Cl2 và H2

B. NaOH, NaCl và Cl2

C. NaOH, Cl2 và H2

D. NaClO, NaCl

Câu 11. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:

A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.

C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.

D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

Câu 12. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?

A. H 2 O cất.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch nước vôi trong

D . dung dịch xút.

Phần 2. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:

a) Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

b) Al → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

Câu 2. Hãy ghép thí nghiệm ghi ở cột (I) với hiện tượng ghi ở cột (II) cho phù hợp.

Thí nghiệm (I) Hiện tượng (II)
A. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 (1) Chất rắn màu trắng tạo thành, dung dịch thu được không màu
B. Cho dây Al vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. (2) Chất rắn màu nâu đỏ tạo thành, dung dịch thu được không màu
C. Cho dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2SO4. (3) Chất rắn màu đỏ tạo thành bám vào thanh kim loại, màu xanh của dung dịch nhạt dần
D. Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 (4) Chất rắn màu nâu đỏ tạo thành, dung dịch thu được màu trắng
(5) Chất rắn tan dần, dung dịch tạo thành màu xanh

Câu 3. Cho 5 dung dịch riêng biệt: K2SO4, AgNO3, NaOH, Ba(OH)2, HCl. Chỉ dùng quỳ tím, trình bày các bước nhận biết 5 dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 4. Biết 12 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc)

a) Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng

b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 5. Từ 160 tấn quặng pirit sắt FeS2 (chứa 40% lưu huỳnh) người ta sản xuất được 147 tấn axit sunfuric. Tính hiệu suất quá trình sản xuất axit sunfuric.

IV. Đáp án – Hướng dẫn giải

1. Phần câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
C D D D B
Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
C A D A C

Câu 8. 

Dung dịch CuSO4 phản ứng được với: KOH, BaCl2, Zn, Al

CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4

CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu

3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu

Câu 9. 

Điều kiện để muối phản ứng được với dd axit hay muối khác là: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi; hoặc axit tạo thành yếu hơn axit tham gia phản ứng.

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl↓

2. Phần câu hỏi tự luận

Câu 1.

a) Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH

1) 4Na + O2 → 2Na2O

2) Na2O + H2O → NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

b) Al → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

1) 2Al + 3Cl2 → 3AlCl3

2) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl

3) Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3

4) 2Al(OH)3overset{t^{circ } }{rightarrow} Al2O3 + 3H2O

Câu 2.

A – 2; B – 3; C – 1; D- 5

Câu 3.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Bước 1: Nhúng giấy quỳ tím vào 5 dung dịch trên

Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là K2SO4 và AgNO3

Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là: NaOH và Ba(OH)2

Bước 2: Nhỏ dung dịch HCl vừa nhận biết được vào 2 dung dịch không làm quỳ đổi màu

Dung dịch không xảy ra phản ứng là K2SO4

Xuất hiện kết tủa trắng là AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Bước 3: Nhỏ dung dịch K2SO4 vào 2 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

Dung dịch phản ứng tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2

Dung dịch không xảy ra phản ứng là NaOH

K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2KOH

Câu 4.

Ở đây ta nhận thấy CaCO3 phản ứng được với HCl còn CaSO4 không phản ứng được với HCl

nCO2 = 0,03 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

nHCl phản ứng = 2nCO2 = 2. 0,03 = 0,06 mol

c) nCaCO3 = nCO2 = 0,03 mol

begin{array}{l}
% {m_{CaC{O_3}}}  =  frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{m_{hh}}}}.100%  = frac{{0,03.100}}{{12}}.100%  = 25% \
 =  > % {m_{CaS{O_4}}} = 100%  - 30%  = 75% 
end{array}

Câu 5.

Khối lượng FeS2 có trong 80 tấn quặng FeS2 là:

frac{{160.40% }}{{100% }} = 64 (tấn)

Sơ đồ quá trình sản xuất H2SO4 từ quặng pirit sắt:

S → SO2 → SO3 → H2SO4

Theo PTPƯ: 32                                 98 gam

64 tấn → frac{{64.98}}{{32}} = 196     (tấn)

Nhưng thực tế chỉ thu được 147 tấn H2SO4

Hiệu suất quá trình sản xuất H2SO4:

H = frac{{147}}{{196}}.100%  = 75%

V. Giải bài tập hóa học 9 bài 12 Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sgk  hóa học 9 bài 12 Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ,  TaiLieuViet đã biên soạn hướng dẫn giải các bài tâp SGK một cách chi tiết dễ hiểu nhất để gửi tại bạn đọc tại:

  • Giải bài tập hóa học 9 bài 12 Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

………………………..

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Bảng hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ
  • Giải bài tập trang 41 SGK Hóa lớp 9: Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Trên đây TaiLieuViet đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.