Hóa học 9 Bài 10: Một số muối quan trọng được TaiLieuViet biên soạn, nội dung tài liệu là kiên thức trong tâm của bài Hóa 9 Bài 10. Bên cạnh đó bổ sung các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, giúp các bạn luyện tập thàn thạo cách làm các dạng bài tập Hóa học 9.

Hy vọng với bài Một số muối quan trọng, sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nội dung bài. Mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 Bài 10

1. Muối natri clorua (NaCl)

1.1. Trạng thái tự nhiên

– Natri clorua tồn tại ở dạng hòa tan trong nước biển.

+ Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là NaCl

+ Trong 1 m3 nước biển có hòa tan chừng 27 kg NaCl, 5 kg MgCl2, 1 kg CaSO4 và một khối lượng nhỏ những muối khác.

– Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua kết tinh gọi là muối mỏ.

Những mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn đã cạn đi từ hàng triệu năm.

Hóa 9 bài 10 Một số oxit quan trọng

Hình 1.1. Ruộng muối

1.2. Tính chất vật lý của muối tinh khiết

Muối NaCl là chất rắn kết tinh không màu hoặc màu trắng

Điểm nóng chảy: 801oC, điểm sôi 1413oC, tỷ trọng 2.16g/cm3

Độ hòa tan trong nước 35.9g/ml (25oC).

Cấu trúc tinh thể: Mỗi nguyên tử có 6 nguyên tử cận kề tạo ra cấu trúc bát diện. Sự phân bổ này được gọi là khớp nối lập phương kín.

1.3. Tính chất hóa học

NaCl là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn trong nước, tạo ra các ion âm và dương.

Natri Clorua là muối của bazơ khá mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính → do đó tương đối trơ về mặt hóa học.

Tác dụng với muối Ag + (phản ứng trao đổi): NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

Tác dụng với nước: Ứng dụng để sản xuất HCl.

1.4. Cách khai thác

– Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.

– Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên. Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.

1.5. Ứng dụng

Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:

Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.

Làm nguyên liệu để sản xuất: Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước Javen (NaClO),…

Hóa 9 bài 10

Hình 1.2 Ứng dụng của NaCl

2. Kali nitrat KNO3

– KNO3 là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt,

– KNO3 bị nhiệt phân: 2KNO3overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KNO2 + O2

2.2. Ứng dụng:

– Dùng chế tạo thuốc nổ

– Làm phân bón

– Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

II. Bài tập mở rộng củng cố

Câu 1. Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong

A. Nước mưa

B. Nước biển

C. Nước giếng khoan

D. Cây cối thực vật

Câu 2. Thuốc thử dùng để phân biệt Na2SO4 và Na2SO3

A. Dung dịch AgNO3

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch BaCl2

D. Dung dịch HCl

Câu 3. Muối nào dưới đây bị nhiệt phân hủy

A. NaCl

B. FeS2

C. KNO3

D. CuCl2

Câu 4. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của NaCl

A. Chế tạo thuốc nổ đen

B. Gia vị và bảo quan thực phẩm

C. Làm nguyên liệu sản xuất NaOH

D. Làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp hóa chất.

Câu 5. Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.

A. NaNO3 và HCl

B. NaNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. BaCO3 và NaCl

Câu 6. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A. Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch NaCl

B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

C. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3.

D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch CuSO4.

Câu 7. Cho 400 gam dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là:

A. 19,6 gam

B. 9,8 gam

C. 4,9 gam.

D. 17,4 gam.

Câu 8. Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối bari cacbonat (phản ứng đều có nhiệt độ)

A. 2BaCO3 → 2BaO + CO + O2

B. 2BaCO3 → 3BaO + CO2

C. BaCO3 → BaO + CO2

D. 2BaCO3 → 2Ba + CO2 + O2

Câu 9. Cho x gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tính giá trị của x là

A. 20,70

B. 10,35

C. 41,40

D. 31,05

Câu 10. Muối tan trong nước là

A. Cu3(PO4)2

B. AgCl

C. K3PO4

D. Ag3PO4

III. Đáp án bài một số muối quan trọng

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
B D C A C
Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
D A C A C

Câu 7.

mdd KOH = mdd KOH . C% = 400.5,6% = 22,4 gam

=> nKOH = mKOH: MKOH =  22,4/56 = 0,4 mol

Phương trình hóa học: 2KOH + CuCl2→ Cu(OH)2 ↓+ 2KCl

Theo phương trình:       2                            1

Phản ứng:                   0,4 mol                   x mol

Từ phương trình hóa học ta có

nCu(OH)2= 1/2 nKOH = 0,2 mol

=> mCu(OH)2= nCu(OH)2 . MCu(OH)2 = 0,2.(64 + 2.16 + 2) = 19,6 gam

Câu 9. 

Phương trình hóa học:

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 ↑ + H2O

0,15 → 0,15

nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

Theo phương trình hóa học: nK2CO3 = nCO2 = 0,15 mol

nK2CO3 = nCO2 = 0,15 mol

=> x = mK2CO3= 0,15.138 = 20,7 gam

…………………………

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Giải bài tập trang 39 SGK Hóa lớp 9: Phân bón hóa học
  • Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Trên đây TaiLieuViet đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 10: Một số muối quan trọng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.