Theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2023-2024, học sinh các khối lớp 11 sẽ học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet xin giới thiệu tài liệu Hóa học 11 Cánh Diều bài 19. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

  • Hóa học 11 Cánh Diều bài 17
  • Hóa học 11 Cánh Diều bài 18

Mở đầu trang 132 Hoá học 11

Hãy viết công thức cấu tạo của acetic acid. Cho biết một số tính chất hoá học và ứng dụng của acetic acid mà em biết.

Lời giải:

Công thức cấu tạo của acetic acid:

Mở đầu trang 132 Hóa học 11

Tính chất hoá học của acetic acid:

– Acetic acid có tính acid:

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

+ Phản ứng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hoá học của kim loại và giải phóng khí hydrogen.

+ Phản ứng với các base và basic oxide tạo thành muối và nước.

+ Phản ứng với một số muối.

– Acetic acid có khả năng tham gia phản ứng ester hoá.

Ứng dụng của acetic acid:

Một lượng lớn acetic acid được sử dụng để sản xuất vinyl acetate và cellulose acetate. Vinyl acetate được dùng sản xuất keo dán và chất kết dính trong sản xuất giấy, sản xuất tơ (tơ vinylon), … ; cellulose acetate được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, sản xuất tơ, phim ảnh, … Acetic acid còn được sử dụng để tổng hợp aluminium monoacetate (Al(OH)2COOCH3) làm chất cầm màu trong công nghệ dệt may, tổng hợp ethyl acetate, butyl acetate làm dung môi (để pha sơn), tổng hợp muối ammonium acetate (CH3COONH4) để sản xuất acetamide – một chất có tác dụng lợi tiểu và làm toát mồ hôi; tổng hợp phenylacetic acid dùng trong công nghiệp nước hoa, tổng hợp penicillin, tổng hợp chloroacetic acid dùng trong sản xuất chất diệt cỏ 2,4 – D và 2,4,5 – T,… Dung dịch acetic acid 2 – 5% được dùng làm giấm ăn, làm chất tẩy cặn trong siêu đun nước và nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

I. Khái niệm và danh pháp

Luyện tập 1 trang 133 Hóa học 11

Hãy chỉ ra hợp chất carboxylic acid trong số các chất dưới đây:

CH3 – COOH (A)

CH3 – CHO (B)

HOOC – COOH (C)

CH3 – CO – CH3 (D)

CH2 = CH – COOH (E)

Lời giải:

Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm – COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

Vậy hợp chất carboxylic acid là:

CH3 – COOH (A)

HOOC – COOH (C)

CH2 = CH – COOH (E)

Luyện tập 2 trang 133 Hóa học 11

Viết công thức cấu tạo, gọi tên thay thế của các carboxylic acid có cùng công thức C5H10O2.

II. Tính chất vật lí

Câu hỏi 1 trang 134 Hóa học 11

Căn cứ các dữ liệu về nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy, hãy chỉ ra các carboxylic acid nào ở thể lỏng, rắn ở điều kiện thường.

Lời giải:

Ở nhiệt độ thường, các carboxylic acid ở thể lỏng hoặc thể rắn.

Các chất có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao thể rắn ở điều kiện thường.

Tham khảo bảng sau:

Câu hỏi 1 trang 134 Hóa học 11

Luyện tập 3 trang 134 Hóa học 11

Cho các chất có công thức sau: HCOOH (A), C2H6 (B), CH3CH = O (C), C2H5OH (D), CH3COOH (E). Hãy sắp xếp các chất trên theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của chúng và giải thích.

Lời giải:

Chiều tăng dần nhiệt độ sôi các chất: (B), (C), (D), (A), (E).

Giải thích:

– Với các chất có phân tử khối tương đương nhau nhiệt độ sôi: hydrocarbon < aldehyde < alcohol < carboxylic acid.

– Nhiệt độ sôi của các carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở đều tăng dần theo chiều tăng dần của phân tử khối.

Câu hỏi 2 trang 134 Hóa học 11

Vì sao acetic acid có thể tan vô hạn trong nước?

Lời giải:

Acetic acid có phân tử khối nhỏ và có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước nên có khả năng tan vô hạn trong nước.

III. Tính chất hoá học

Câu hỏi 3 trang 135 Hóa học 11

Từ đặc điểm cấu tạo của nhóm carboxyl, hãy dự đoán tính chất đặc trưng của các hợp chất carboxylic acid.

Lời giải:

Trong nhóm carboxyl, mật độ electron tại nhóm OH chuyển dịch về phía nhóm C = O nên nguyên tử hydrogen trong nhóm OH trở nên linh động hơn và mang một phần điện tích dương. Tương tự như aldehyde và ketone, liên kết C = O trong phân tử carboxylic acid cũng là liên kết phân cực, do đó nguyên tử carbon mang một phần điện tích dương.

Dự đoán: Carboxylic acid thể hiện tính acid và tham gia phản ứng ester hoá.

Câu hỏi 4 trang 135 Hóa học 11

Từ các giá trị Ka cho trong Bảng 19.2, hãy cho biết carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở nào có tính acid mạnh nhất.

Câu hỏi 4 trang 135 Hóa học 11

Lời giải:

Ka càng lớn thì acid càng mạnh.

Quan sát vào bảng 19.2 xác định được HCOOH có tính acid mạnh nhất trong bảng.

Thí nghiệm 1 trang 135 Hóa học 11

Khả năng đổi màu quỳ tím của acetic acid

Nhúng đầu đũa thuỷ tinh vào dung dịch acetic acid 5%, sau đó chấm vào giấy quỳ tím. Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ tím.

Lời giải:

Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ do trong nước acetic acid điện li không hoàn toàn theo cân bằng:

CH3COOH ⇌ CH3COO + H+.

Luyện tập 4 trang 136 Hóa học 11

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa propionic acid với:

a) Zn.

b) CuO.

c) Cu(OH)2.

d) CaCO3.

Lời giải:

Các phương trình hoá học xảy ra:

a) Zn + 2CH3CH2COOH → (CH3CH2COO)2Zn + H2.

b) CuO + 2CH3CH2COOH → (CH3CH2COO)2Cu + H2O.

c) Cu(OH)2 + 2CH3CH2COOH → (CH3CH2COO)2Cu + 2H2O.

d) CaCO3 + 2CH3CH2COOH → (CH3CH2COO)2Ca + CO2 + H2O.

Thí nghiệm 2 trang 136 Hóa học 11

Phản ứng của acetic acid với magnesium

Chuẩn bị: Dung dịch CH3COOH 1 M, phoi bào magnesium; ống nghiệm.

Tiến hành: Cho 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1M vào ống nghiệm, sau đó thêm vào vài mẩu magnesium.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng: Mẩu Mg tan dần, có khí không màu thoát ra.

Phương trình hoá học: Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2.

Giải thích: Kim loại Mg đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hoá học của các kim loại nên phản ứng được với acetic acid giải phóng khí hydrogen.

Luyện tập 5 trang 136 Hóa học 11

Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: acetic acid, acrylic acid, acetaldehyde.

Lời giải:

Trích mẫu thử.

Cho lần lượt từng mẩu quỳ tím vào từng mẫu thử:

– Quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là acetaldehyde.

– Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid, acrylic acid (nhóm I).

Phân biệt nhóm I bằng dung dịch bromine:

+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acrylic acid.

CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH.

+ Không hiện tượng → mẫu thử là acetic acid.

Vận dụng trang 136 Hóa học 11

Ấm (siêu) đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn bám dưới đáy. Hãy đề xuất một phương pháp đơn giản để loại lớp cặn đó.

Lời giải:

Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ 2 – 5%, do đó giấm ăn có thể tác dụng với CaCO3 thành phần chính của cặn bám ở đáy ấm (siêu) đun nước tạo thành muối tan. Vì thế khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước có thể dùng giấm ăn để loại bỏ các vết cặn này.

CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

Thí nghiệm 3 trang 136 Hóa học 11

Phản ứng của acetic acid với sodium carbonate

Chuẩn bị: Dung dịch CH3COOH 1 M, dung dịch Na2CO3 1M; ống nghiệm, diêm.

Tiến hành: Cho 1 – 2 mL dung dịch sodium carbonate 1 M vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1 M. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra; đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thấy que diêm tắt.

Giải thích bằng phương trình hoá học:

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O.

Khí CO2 không duy trì sự cháy nên làm tắt que diêm đang cháy.

Luyện tập 6 trang 136 Hóa học 11

Do phản ứng ester hoá là phản ứng thuận nghịch nên hiệu suất của phản ứng thường không cao. Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu suất của phản ứng ester hoá.

Lời giải:

Một số biện pháp để nâng cao hiệu suất của phản ứng ester hoá:

– Thêm chất xúc tác.

– Lấy dư một trong hai chất đầu.

– Giảm nồng độ các sản phẩm.

Luyện tập 7 trang 137 Hóa học 11

Trong thí nghiệm điều chế ethyl acetate, vì sao không đun sôi hỗn hợp phản ứng? Vai trò của dung dịch sodium chloride bão hoà là gì?

Lời giải:

– Không đun sôi hỗn hợp phản ứng do ethyl acetate có nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi; việc đun sôi sẽ làm giảm hiệu suất phản ứng.

– Vai trò của sodium chloride bão hoà để tách ethyl acetate ra khỏi hỗn hợp.

Thí nghiệm 4 trang 137 Hóa học 11

Phản ứng điều chế ethyl acetate

Chuẩn bị: Cồn 96°, acetic acid nguyên chất, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaCl bão hoà, ống nghiệm.

Tiến hành: Cho 1 mL cồn 96° vào trong ống nghiệm. Cho tiếp vào trong ống nghiệm 1 mL acetic acid nguyên chất. Thêm vào ống nghiệm 1 – 2 giọt dung dịch sulfuric acid đậm đặc và lắc đều, dùng bông sạch nút miệng ống nghiệm. Sau đó, đun cách thuỷ trong cốc thuỷ tinh ở nhiệt độ 65 – 70 °C trong khoảng thời gian 5 – 7 phút. Làm lạnh ống nghiệm rồi cho thêm vào 2 mL dung dịch sodium chloride bão hoà. Để yên ống nghiệm.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.

Chú ý an toàn:Cẩn thận khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc.

Lời giải:

Hiện tượng: Phản ứng sinh ra chất lỏng, nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng.

Giải thích bằng phương trình hoá học:

CH3COOH + C2H5OH overset{H_{2}SO_{4},t^{o} }{rightarrow} CH3COOC2H5 + H2O.

Bài tập (trang 139)

1. Bài 1 trang 139 Hóa học 11

Hợp chất X có công thức cấu tạo: (CH3)2CHCH2COOH. Tên của X là

A. 2 – methylpropanoic acid.

B. 2 – methylbutanoic acid.

C. 3 – methylbutanoic acid.

D. 3 – methylbutan – 1 – oic acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 1 trang 139 Hóa học 11

3 – methylbutanoic acid.

2. Bài 2 trang 139 Hóa học 11

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Propan – 1 – ol.

B. Acetaldehyde.

C. Formic acid.

D. Acetic acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nhiệt độ sôi: Acetaldehyde < Propan – 1 – ol < Formic acid < Acetic acid.

3. Bài 3 trang 139 Hóa học 11

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau: ethanol, glycerol, acetaldehyde và acetic acid.

Lời giải:

Trích mẫu thử.

Cho lần lượt từng mẩu quỳ tím vào từng mẫu thử:

– Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid.

– Quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là ethanol, glycerol, acetaldehyde (nhóm I).

Phân biệt nhóm I, dùng Cu(OH)2/OH.

– Ở điều kiện thường:

+ Cu(OH)2 tan, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh đặc trưng → mẫu thử là glycerol.

Bài 3 trang 139 Hóa học 11

+ Không có hiện tượng: ethanol, acetaldehyde (nhóm II).

– Tiếp tục đun nóng các ống nghiệm chứa thuốc thử Cu(OH)2/OH và mẫu thử nhóm (II).

+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch → mẫu thử là acetaldehyde.

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH overset{t^{o} }{rightarrow} CH3COONa + Cu2O (đỏ gạch) + 3H2O.

+ Không hiện tượng → mẫu thử là ethanol.

4. Bài 4 trang 139 Hóa học 11

Đun nóng 12 gam acetic acid với 13,8 gam ethanol (có dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11 gam ester. Tính hiệu suất của phản ứng ester hoá.

Lời giải:

nCH3COOH = frac{12}{60} = 0,2(mol); nC2H5OH = frac{13,8}{46}6 = 0,3(mol)

Phương trình hoá học:

CH3COOH + C2H5OH overset{H_{2}SO_{4},t^{o} }{rightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O.

0,2            0,3                        0,2 mol

Dựa vào PTHH có C2H5OH dư nên số mol ester sinh ra theo lí thuyết tính theo số mol CH3COOH.

Hiệu suất phản ứng ester hoá là:

H = frac{m_{esterTT} }{m_{esterLT} } . 100% = frac{110,2}{88}.100% = 62,5%.

5. Bài 5 trang 139 Hóa học 11

Giấm được sử dụng khá phổ biến để chế biến thức ăn. Bạn Mai muốn xác định nồng độ acetic acid có trong giấm ăn bằng cách sử dụng dung dịch sodium hydroxyde 0,1M để chuẩn độ. Bạn lấy mẫu giấm ăn đó để làm thí nghiệm và kết quả chuẩn độ 3 lần như bảng sau:

Bài 5 trang 139 Hóa học 11

Hãy giúp bạn Mai xác định nồng độ mol của acetic acid trong giấm.

Lời giải:

Thể tích trung bình của dung dịch NaOH cần dùng:

VNaOH = frac{25+25+24,9}{3} = 24,97(mL)

Nồng độ acetic acid có trong giấm ăn là:

CM(CH3COOH) = frac{24,97.0,1}{5} = 0,5M.

6. Bài 6 trang 139 Hóa học 11

Hợp chất X được dùng nhiều để tổng hợp polymer. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy X có %C = 50%, %H = 5,56% (về khối lượng), còn lại là O. Trên phổ đồ MS của X thấy xuất hiện peak của ion phân tử [M+] có giá trị m/z = 72. Trên phổ IR của X thấy xuất hiện một peak rộng từ 2 500 – 3 200 cm-1, một peak ở 1 707 cm-1. Lập luận và dự đoán công thức cấu tạo của X.

Lời giải:

%O = 100% – 50% – 5,56% = 44,44%.

Đặt công thức chung của X là: CxHyOz, ta có:

Bài 6 trang 139 Hóa học 11

= 4,167 : 5,56 : 2,778 = 3 : 4 : 2.

Vậy công thức đơn giản nhất của X là C3H4O2.

Công thức phân tử của X có dạng: (C3H4O2)n.

Peak của ion phân tử [M+] có giá trị m/z = 72 nên phân tử khối của X là 72.

⇒ 72n = 72 ⇒ n = 1.

Trên phổ IR của X thấy xuất hiện một peak rộng từ 2 500 – 3 200 cm-1, một peak ở 1 707 cm-1 nên X là carboxylic acid. Công thức cấu tạo của X là:

CH2 = CH – COOH.

——————-

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Hóa học 11 Cánh Diều bài 19. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Hóa học 11 Cánh diều.