Hóa 12 bài 9: Amin được TaiLieuViet biên soạn tổng hợp trọng tâm lý thuyết hóa 12 bài 9, gúp bạn đọc nắm chắc nội dung kiến thức bài học. Từ đó biết cách vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa học 12.

I. Khái niệm

1. Khái niệm Amino axit

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Thí dụ: CH3 – CH(NH2) – COOH: alanin

2. Danh pháp Amino axit

Danh pháp thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Thí dụ

H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

Tên bán hệ thống

axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Thí dụ

CH3–CH(NH2)–COOH: axit α-aminopropionic

H2N–[CH2]5–COOH: axit ε-aminocaproic

H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Tên gọi của một số amino axit

Công thức Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Kí hiệu
NH2-CH2-COOH axit 2-aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly
CH3-CH(NH2)-COOH axit-2-aminopropanoic Axit α-aminopropionic alanin Ala
CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH axit-2-amino-3metylbutanoic Axit α-aminoisovaleric valin Val
H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH axit-2,6-điaminohexanoic Axit α,  ε-điaminocaproic Lysin Lys
HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH axit 2- aminopentan-1,5-đioic Axit α-aminoglutamic Axit glutamic Glu

II. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

1. Cấu tạo phân tử

Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên thường tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực:

H2N – CH2 – COOH ⇔ H3N+-CH2 -COO-

Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân hủy khi nóng chảy).

2. Tính chất hóa học

Các amino axit biểu hiện tính chất lưỡng tính, tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng.

a) Tính chất lưỡng tính

Glyxin phản ứng với axit vô cơ mạnh sinh ra muối (tính chất của nhóm NH2) đồng thời cũng phản ứng với bazơ mạnh sinh ra muối và nước (do có nhóm COOH trong phân tử).

  • Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O

  • Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH

  • Glyxin có cân bằng:

Axit glutamic có cân bằng:

Axit glutamic có cân bằng

Lysin có cân bằng

Lysin có cân bằng:

c) Phản ứng riêng của nhóm COOH: phản ứng este hóa

H2N–CH2–COOH + C2H5OH overset{HCl khí}{rightleftharpoons} H2N–CH2–COOC2H5 + H2O

d) Phản ứng trùng ngưng

Khi đun nóng, các Ɛ- hoặc ω-amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit. Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia thành nước và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau.

Phản ứng trùng ngưng của ε và ω-amino axit tạo polime thuộc loại poliamit

nH2N – [CH2]5-COOH overset{t^{o} }{rightarrow} -(NH – [CH2]5 – CO)-n + nH2O

Axit – aminocaproic policaproamit

III. Ứng dụng amino axit

Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.

Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

…………………………………..

Trên đây TaiLieuViet đã gửi tới bạn Hóa 12 bài 9: Amin đọc tham khảo. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….