Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 3: Thị trường lao động được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

  • Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Mở đầu trang 20 KTPL 11

Em hãy liệt kê và chia sẻ với các bạn thông tin về những ngành nghề có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động ở Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

– Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022:

+ Năm nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất là: (1) công nghiệp chế tạo; (2) thông tin và truyền thông; (3) bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; (4) hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; (5) hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ.

+ Năm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất: (1) tài chính; (2) kế toán; (3) nhân viên phần mềm; (4) ngân hàng và (5) marketing.

+ Năm nghề người lao động đi tìm việc nhiều nhất là: (1) lao động kĩ thuật trong công nghiệp; (2) hành chính; (3) bán hàng trong lĩnh vực bất động sản; (4) tiếp thị kĩ thuật số bán hàng, y tế và (5) chăm sóc sức khỏe.

+ Dự báo nhu cầu việc làm sẽ tăng ở một số ngành: sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất sản phẩm điện tử.

1. Khái niệm lao động

Câu hỏi trang 21 KTPL 11

a) Người lao động trong các hình ảnh và thông tin đang tiến hành những hoạt động gì?

Câu hỏi trang 21 KTPL 11

Lời giải:

Người lao động trong các hình ảnh và thông tin trên đang tiến hành hoạt động lao động sản xuất. Ví dụ:

+ Người công nhân xây dựng đang làm việc tại công trường.

+ Người thợ may đang làm việc tại xưởng sản xuất.

+ Người nông dân đang làm việc trên cánh đồng.

+ Gia đình anh Lâm tiến hành hoạt động trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc.

Câu hỏi trang 21 KTPL 11

b) Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề đó nhằm mục đích gì?

Câu hỏi trang 21 KTPL 11

Lời giải:

Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề đó nhằm mục đích: tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống.

2. Khái niệm thị trường lao động

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

a) Thế nào là người lao động, người sử dụng lao động?

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

Lời giải:

– Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

b) Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào? Dựa trên cơ sở nào?

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

Lời giải:

– Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.

– Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành dựa trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa hai bên.

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

c) Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo những gì cho người lao động?

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

Lời giải:

Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo cho người lao động được: quyền nghỉ ngơi; quyền tự do liên kết; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

d) Thế nào là hợp đồng lao động? Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu nào?

Câu hỏi trang 22 KTPL 11

Lời giải:

– Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công; tiền lương; điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

– Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

+ Công việc và địa điểm làm việc;

+ Thời hạn của hợp đồng lao động;

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

+ Chế độ nâng bậc, nâng lương;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

3. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường

Câu hỏi trang 23 KTPL 11

a) Từ thông tin 1, em hãy so sánh tỉ trọng lao động giữa các khu vực của nền kinh tế?

Câu hỏi trang 23 KTPL 11

Lời giải:

Ở Việt Nam, trong quý I của năm 2022, tỉ trọng lao động giữa các khu vực kinh tế có sự khác nhau, trong đó:

– Lao động làm việc trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,7%).

– Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 33,5%.

– Lao động trong các ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (27,8%).

Câu hỏi trang 23 KTPL 11

b) Từ thông tin 1, 2, em hãy chỉ ra xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

Câu hỏi trang 23 KTPL 11

Lời giải:

Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường hiện nay là:

– Lao động trong nông nghiệp giảm; lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

– Lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo trong tổng lao động xã hội.

– Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 24 KTPL 11

Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của đời sống.

B. Lao động là hoạt động tác động vào tự nhiên một cách đơn giản, tự phát của con người để tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu của đời sống.

C. Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

D. Thị trường lao động là nơi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, điều kiện làm việc nhưng không dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Lời giải:

– Nhận định C đúng; các nhận định A, B, D sai.

– Giải thích:

+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống.

+ Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Luyện tập 2 trang 24 KTPL 11

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Luyện tập 2 trang 24 KTPL 11

Câu hỏi: Em hãy đánh giá xu hướng tuyển dụng lao động theo ngành nghề và theo trình độ quý III/ 2022?

Lời giải:

– Xu hướng tuyển dụng lao động được phản ánh trong 2 hình ảnh trên là:

+ Tăng tuyển dụng lao động trong các nhóm ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

+ Tăng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo.

Luyện tập 3 trang 25 KTPL 11

Em hãy xây dựng và chia sẻ với các bạn kế hoạch của bản thân trong học tập và rèn luyện nhằm hoàn thiện, nâng cao kiến thức, khả năng, kĩ năng của bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai.

Lời giải:

(*) Gợi ý: Học sinh có thể xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo các bước sau:

– Bước 1. Định hướng, lựa chọn ngành nghề

+ Xác định nhóm ngành nghề và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân mong muốn làm trong tương lai.

+ Tìm hiểu các yêu cầu về: phẩm chất, năng lực… của ngành nghề đã lựa chọn.

+ Tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

+ Xác định những môn học liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

– Bước 2. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đã lựa chọn

+ Tự đánh giá kết hợp với sự tham vấn ý kiến của người thân, bạn bè để thấy được: ưu điểm – hạn chế của bản thân.

+ So sánh ưu – nhược điểm của bản thân với những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực) của ngành nghề đã lựa chọn.

– Bước 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch và biện pháp rèn luyện theo định hướng ngành nghề đã lựa chọn (theo mẫu dưới đây):

Luyện tập 3 trang 25 KTPL 11

– Bước 4. Tự đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch

Vận dụng

Vận dụng trang 25 KTPL 11

Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về xu hướng của thị trường lao động tại địa phương em hiện nay.

Lời giải:

(*) Gợi ý:

– Thời gian tổ chức: ….. giờ, ngày …./ tháng …./ năm 2023

– Địa điểm tổ chức: Lớp 11…. Trường THPT………

– Thành phần tham dự:

+ Ông/ bà: …………………. – khách mời tham gia buổi tọa đàm

+ Thầy/ cô ………… – cố vấn học tập môn giáo dục kinh tế và pháp luật

+ Tập thể các bạn học sinh lớp 11 ….. Trường THPT…………….

– Tiến trình chính của buổi tọa đàm bao gồm:

+ Phần I: giới thiệu khách mời và nội dung chính của buổi tọa đàm

+ Phần II: trao đổi, giao lưu với khách mời, cố vấn học tập và các bạn học sinh về nội dung tọa đàm.

+ Phần III: kết thúc buổi tọa đàm.

– Một số nội dung chính của buổi tọa đàm:

+ Nội dung 1: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến cung – cầu của thị trường lao động tại địa phương hiện nay.

+ Nội dung 2. Xu hướng tuyển dụng hiện nay của thị trường lao động ở địa phương (nói riêng) và Việt Nam (nói chung).

+ Nội dung 3: Các bạn học sinh cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kĩ năng… để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

——————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 3: Thị trường lao động. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 4: Việc làm