Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

  • Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

MỞ ĐẦU

Em hãy kể tên một số dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam và chia sẻ những điều em biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đó

Bài giải:

Dân tộc Kinh chia sẻ những điều em biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

KHÁM PHÁ

1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

a. Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1?

b. Ngoài những quy định của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, em còn biết đến những quy định nào khác của pháp luật về quyền nào?

c. Trong thông tin 2, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong từng lĩnh vực? Em hãy lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó

d. Em hãy sử dụng những quy định của pháp luật trong thông tin 1 để nhận xét hành vi của các phần tử trong các trường hợp trên. Theo em hành vi đó có thể xử lí như thế nào?

Bài giải:

a. Xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1:

Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc

Thể hiện sự bình đẳng dân tộc và tôn giáo

b. Quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do kinh doanh

Quyền dân chủ,….

c. Trong thông tin 2, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện ở tất cả lĩnh vực

Trong chính trị có sự tham gia của các đại biểu dân tộc khác nhau tham gia phát biểu đóng góp vào xây dựng đất nước.

d. Hành vi của các phần tử trên là hành vi vi phạm pháp luật và gây chia rẻ đoàn kết dân tộc

Đối với hành vi như thế này cần phạt nặng răn đe cho những đối tượng khác.

b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu hỏi:

a. Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin trên.

b. Em hãy nêu ví dụ về những giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội.

Bài giải:

a. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin trên: quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc, cùng cố, phát huy truyền thống dân tộc.

b. Ví dụ về văn hóa – xã hội, mỗi người đều có quyền bình đẳng được học tập và làm việc… Chú ý trình độ học thức cho dân tộc; chú trọng bổ túc văn hóa; khuyến khích anh chị em giáo viên miền xuôi xung phong lên miền núi làm công tác giáo dục; phát triển loại trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm; xóa bỏ mê tín hủ tục; phải đẩy mạnh việc vệ sinh phòng bệnh, để giữ gìn sức khỏe của đồng bào…

2. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

a. Pháp luật về quyền bình đẳng giới các tôn giáo.

a. Dựa vào các quy định của pháp luật ở thông tin 1, em hãy trình bày những biểu hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở thông tin 3 và 4

b. Theo em, những nguy cơ được đề cập đến trong thông tin 4 là gì? Cần ngăn chặn như thế nào để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện?

Bài giải:

a. Tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Quyền tự do tín ngưỡng

Tổ chức tôn giáo và được ủng hộ theo đúng pháp luật.

b. Những nguy cơ đề cập tới thông tin 4 là: chính trị hóa tôn giáo, các thế lực thù địch dễ tác động và không ngừng biến đổi gây bạo loạn hoặc đánh động lòng dân đi ngược lại với nhà nước.

Cần ngăn chặn để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện:

– Tuyên truyền và hướng về nhà nước tuân theo hiến pháp, luật pháp nhà nước đề cập về tôn giáo.

– Tôn trọng các tôn giáo khác nhua

– Xử lí nghiêm khác những hành vi gây loạn, tác động đến dân chúng làm ảnh hưởng tới trật tự xã hội và con người.

b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu hỏi:

a. Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin trên như thế nào?

b. Em hãy nêu ví dụ về những lợi ích mà quyền bình đẳng giữa các tôn giáo mang lại cho đời sống con người và xã hội.

Bài giải:

a. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b. Ví dụ: Mỗi người dân đều có quyền đóng góp, bảo vệ tôn giáo của bản thân nhưng không đi ngược lại với luật pháp Việt Nam quy định.

Điều này mang lại lợi ích thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Các dân tộc ở Việt Nam tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.

b. Công dân tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

c. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

d. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc tôn giáo khác nhau hoặc không có tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng giưuax các tôn giáo.

e. Bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo khác nhau được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

Bài giải:

– Em đồng ý với nhận định: a, c, d, e

– Em không đồng ý với nhận định: b.

Vì quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 2

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Vì sao?

a. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa”

b. Chỉ một số tôn giáo lớn mới có quyền truyền bá, thực hành giáo ló, giáo luật, lễ nghi và quản lí tổ chức của mình.

c. Ủy ban nhân dân xã X phối hợp với Bộ đội biên phòng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, …

d. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tậo trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.

Bài giải:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thực hiện trong trường hợp: a, c, d.

Vì quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 3

Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Bài giải:

Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

– Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.

– Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

– Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộ

Câu hỏi 4

Em hãy xử lí tình huống sau

a, Em có đồng ý với ý kiến của bạn A không? Vì sao?

b, Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó em sẽ phát biểu như thế nào?

Bài giải:

a. Em không đồng ý với ý kiến bạn A vì tất cả các công việc của nhà nước đều được sự góp ý của tất cả các tôn giáo đó thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau góp phần xây dựng đất nước.

b. Ý kiến của anh H em không đồng ý vì anh đã cho rằng vì có tôn giáo mới nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng.

Nếu em được tham gia em sẽ phát biểu về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nên không thể hoàn toàn đổ lỗi lên tôn giáo mới như vật thể hiện không tôn trọng nhau giữa các tôn giáo.

——————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội