TaiLieuViet xin giới thiệu bài Giải Giáo dục công dân 8 KNTT bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Mở đầu trang 48 Bài 8 GDCD 8: Giả sử em được mẹ đưa cho 150.000 đồng để mua thức ăn cho cả nhà trong một ngày. Em hãy nêu phương án thực hiện nhiệm vụ này và giải thích vì sao em chọn như vậy.

Trả lời:

– Với nhiệm vụ mẹ giao, em sẽ thực hiện theo phương án sau:

+ Xác định số bữa ăn cần nấu (1 bữa trưa/ tối? hay cả 2 bữa trưa và tối?)

+ Xác định số lượng thành viên tham dự bữa ăn.

+ Tham khảo giá cả một số loại thực phẩm (thịt, cá, rau xanh,…)

+ Lên thực đơn cho bữa ăn và cân nhắc số lượng thực phẩm sẽ mua.

– Giải thích: cần phải tính toán và cân đối chi tiêu sao cho lượng thức ăn mua vừa đủ với số tiền mà mẹ đã đưa

1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

Khám phá trang 48 GDCD 8: a) Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến khó khăn gì trong cuộc sống gia đình? Nếu mẹ không có đủ tiền để đưa thêm thì điều gì sẽ xảy ra?

Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bài 8 trang 48, 49, 50, 51

Trả lời:

– Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến việc:

+ Sinh hoạt gia đình bị đảo lộn vì những thứ thiết yếu như rau, quả, thịt, trứng thì thiếu nhưng nước ngọt, bánh kem, khoai tây chiên thì lại nhiều.

+ Trong vòng 5 ngày, Phương đã tiêu hết số tiền mẹ đưa và phải xin thêm tiền để đi chợ.

– Nếu mẹ phương không có đủ tiền để đưa thì trong 2 ngày còn lại, gia đình Phương sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu các loại thực phẩm thiết yếu.

Khám phá trang 48 GDCD 8: b) Em hãy dự liệu những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tùy tiện như vậy.

Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bài 8 trang 48, 49, 50, 51

Trả lời:

Những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tùy tiện:

+ Phương nhanh chóng tiêu hết số tiền mẹ đưa thêm.

+ Bữa cơm gia đình sẽ đơn điệu, thiếu chất dinh dưỡng do Phương không mua đủ các thực phẩm thiết yếu.

+ Những thực phẩm không thiết yếu (như: bánh kem, khoai tây chiên,…) mà Phương đã mua trước đó có thể bị hỏng, ôi, thiu,… phải bỏ đi, điều này dẫn đến sự tốn kém và lãng phí.

Khám phá trang 48 GDCD 8: c) Em hãy nêu lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

Cần phải lập kế hoạch chi tiêu, vì: lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta:

+ Cân bằng được tài chính; tránh những khoản chi không cần thiết; thực hiện được tiết kiệm.

+ Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

2. Cách lập kế hoạch chi tiêu

Khám phá trang 50 GDCD 8: a) Em hãy nêu các bước và những điều cần chú ý khi lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

– Những lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu:

+ Chi tiêu phải có mục đích cụ thể, rõ ràng.

+ Lập kế hoạch chi tiêu cần bám sát thực tế, dựa trên nguồn lực hiện có của bản thân.

+ Cần thiết lập những nguyên tắc chi – tiêu đúng đắn, khoa học và phù hợp.

+ Cần hình thành và rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí.

+ Thái độ quyết tâm, nghiêm túc khi thực hiện kế hoạch.

Khám phá trang 50 GDCD 8: b) Hãy lập một kế hoạch chi tiêu cho bản thân và chia sẻ cách lập kế hoạch đó.

Trả lời:

Tham khảo kế hoạch chi tiêu sau đây:

Mục tiêu: Chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

Các bước lập kế hoạch:

– Bước 1:Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

+ Mục tiêu: chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

+ Thời gian thực hiện: 1 tháng

+ Nguồn lực hiện có: tiền bố mẹ cho để ăn sáng và tiêu vặt hàng tháng (500.000 đồng); tiền thu được từ việc thu gom, bán phế liệu (50.000 đồng)

Bước 2:Xác định các khoản cần chi

+ Khoản chi cố định: ăn sáng, mua nước uống, mua vở, bút,…

+ Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo…

+ Khoản chi phát sinh: quà mừng sinh nhật, liên hoan bạn bè,….

+ Tiết kiệm dự phòng….

Bước 3:Thiết lập quy tắc thu, chi

+ Chi tiêu thiết yếu: 65% (khoảng 357.500 đồng)

+ Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% (khoảng 82.500 đồng).

+ Chi phí phát sinh: 10% (khoảng 55.000 đồng)

+ Tiết kiệm dự phòng: 10% (khoảng 55.000 đồng)

– Bước 4:Thực hiện kế hoạch chi tiêu

– Bước 5:Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 50 GDCD 8: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

b) Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.

c) Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

– Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mục đích của việc lập kế hoạch chi tiêu là để: cân bằng tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm nhằm dự phòng cho những rủi ro, bất trắc.

– Ý kiến b) Đồng tình. Vì: kế hoạch chi tiêu phải tuân thủ quy tắc cân đối thu – chi, các định mức chi tiêu không được vượt số tiền đang có. Mục tiêu tiết kiệm đòi hỏi phải thực hiện quy tắc: tiết kiệm chủ yếu dựa trên tiết giảm những khoản chi không thiết yếu; không cắt giảm các khoản cho thiết yếu.

– Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: mỗi cá nhân đều cần rèn luyện kĩ năng quản lí chi tiêu và lập kế hoạch chi tiêu.

Luyện tập 2 trang 51 GDCD 8: Thói quen chi tiêu dưới đây hợp lí hay chưa hợp lí? Vì sao?

a) Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

b) Xác định giá tiền những thứ cần mua.

c) Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

d) Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

e) Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

g) Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua.

h) Chỉ chọn mua những đồ có giá rẻ nhất.

Trả lời:

Thói quen chi tiêu

Đánh giá

Giải thích

a) Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

Hợp lí

– Giúp chúng ta:

+ Mua đúng những mặt hàng thiết yếu; đáp ứng được đúng nhu cầu của bản thân

+ Tránh mua những hàng hóa không cần thiết, không phù hợp.

b) Xác định giá tiền những thứ cần mua.

Hợp lí

– Giúp chúng ta:

+ Chi tiêu phù hợp với mức tiền hiện có.

+ Tránh rơi vào tình trạng chi tiêu vượt kế hoạch, nợ nần.

c) Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Hợp lí

– Giúp chúng ta: mua đúng mặt hàng cần thiết; tránh lãng phí.

d) Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

Hợp lí

– Giúp chúng ta mua được những mặt hàng có chất lượng và giá cả phù hợp, từ đó có thể tiết kiệm thêm một khoản tiền.

e) Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

Hợp lí

– Giúp chúng ta: cân đối tài chính, tiết kiệm chi tiêu.

g) Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua.

Không hợp lí

– Mua những đồ đắt tiền, không phù hợp với khả năng chi trả dễ khiến chúng ta lâm vào tình trạng nợ nần.

h) Chỉ chọn mua những đồ có giá rẻ nhất.

Không hợp lí

– Những đồ có giá trị rẻ nhất thường đi kèm với chất lượng thấp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các cá nhân.

Luyện tập 3 trang 51 GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu:

a) Trong dịp Tết, bạn H nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,…

Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết H có tiền, các bạn muốn H dùng 400.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.

Theo em, bạn H nên quyết định như thế nào? Vì sao?

b) Thấy một chiếc áo len giá 150.000 đồng bày bán ở cửa hàng, em rất muốn mua nhưng trong ví chỉ có số tiền mẹ vừa cho để chi tiêu trong tháng tới là 200.000 đồng.

Hãy nêu phương án lựa chọn của em và giải thích vì sao?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi trường hợp a) Bạn H nên:

+ Từ chối lời đề nghị của các bạn.

+ Giải thích rõ với các bạn kế hoạch sử dụng tiền mừng tuổi của mình.

* Trả lời câu hỏi trường hợp b)

– Lựa chọn của em:

+ Không mua chiếc áo len.

+ Đặt mục tiêu và lập kế hoạch chi tiêu để tiết kiệm 50.000 đồng/ tháng. Sau khi tiết kiệm đủ 150.000 đồng, sẽ mua chiếc áo len đó.

– Giải thích:

+ Số tiền 200.000 là số tiền chi tiêu của em trong 1 tháng. Trong 1 tháng, em có nhiều khoản chi tiêu thiết yếu khác, như: đồ ăn sáng, sách, vở,… hoặc những khoản chi phí phát sinh.

+ Áo len không phải là mặt hàng thiết yếu cần phải mua ở thời điểm này.

Luyện tập 4 trang 51 GDCD 8: Thực hành lập kế hoạch chi tiêu:

a) Em hãy cùng người thân lập kế hoạch chi tiêu của gia đình trong một tháng và nhận xét việc thực hiện chi tiêu của gia đình mình.

b) Tiết kiệm được 300.000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật thật ý nghĩa.

Trả lời:

* Trường hợp a)

– Tham khảo: Lập kế hoạch chi tiêu của gia đình trong 1 tháng

BẢNG DỰ TRÙ SINH HOẠT PHÍ
Phân loại Nội dung Số tiền thu/ chi
Nguồn thu – Tiền lương của bố 10.000.000
– Tiền lương của mẹ 7.000.000
Tổng thu nhập của gia đình 17. 000.000
Các khoản cần chi

– Chi phí mua thức ăn

+ Bữa sáng + tối: cả gia đình.

+ Bữa trưa các con ăn tại trường; bố mẹ mang cơm từ nhà tới công ty.

7.000.000
– Chi phí điện, nước, internet,… 1.000.000

– Tiền học của 2 con (trường công):

+ Bé Phúc An – cấp THCS (ăn bán trú tại trường)

+ Bé Mỹ An – cấp tiểu học (ăn bán trú tại trường)

3.500.000
– Tiền xăng xe, thẻ điện thoại 1.200.000
– Mua các vật dụng thiết yếu (gas; dầu ăn; gia vị; dầu gội, sữa tắm,…) 1.000.000
– Chi phí phát sinh (hiếu, hỉ, quà biếu…) 1.500.000
Tổng số tiền cần chi trong 1 tháng 15.200.000
Tiết kiệm Tiết kiệm hàng tháng để dự phòng rủi ro 1.800.000

* Trường hợp b)

Tham khảo: Kế hoạch tổ chức sinh nhật

BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ TỔ CHỨC BUỔI SINH NHẬT
Phân loại Nội dung Số tiền
Số tiền hiện có – Tổng số tiền 300.000
Các khoản cần chi

– Nguyên liệu làm bánh kem

+ Bột mì đa dụng (túi 500g) 20.000
+ Trứng gà (3 quả) 9.000
+ Sữa tươi không đường (hộp 180ml) 7.000
+ Bơ lạt (100g) 25.000
+ Socola phủ bánh kem (100g) 30.000
+ Kem tươi (100g) 30.000
+ Đường, vani,… (tận dụng đồ có sẵn tại nhà) 0
– Giấy màu, đồ trang trí để làm thiệp sinh nhật 50.000
– Hoa quả 100.000
– Tổng số tiền cần chi 271.000
Tiết kiệm 29.000

Luyện tập 5 trang 51 GDCD 8: Em hãy kể những thói quen chi tiêu của mình và cho biết thói quen chi tiêu nào chưa hợp lí. Giải thích vì sao.

Trả lời:

Những thói quen chi tiêu của em:

+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

+ Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

+ Chỉ mua những thứ trong khả năng chi trả của bản thân.

+ Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

Nhận xét: đây đều là những thói quen chi tiêu hợp lí. Vì: những thói quen này giúp em: cân đối tài chính; tránh mua những thứ không cần thiết, vượt quá khả năng chi trả.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 51 GDCD 8: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch để khắc phục thói quen chi tiêu chưa hợp lí.

Trả lời:

(*) Học sinh tự thực hiện

Vận dụng 2 trang 51 GDCD 8: Em hãy viết bài chia sẻ về một thói quen chi tiêu hợp lí mà em tâm đắc.

Trả lời:

(*) Gợi ý: Viết bài chia sẻ về một trong số các thói quen chi tiêu sau:

+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

+ Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

+ Chỉ mua những thứ trong khả năng chi trả của bản thân.

+ Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

+ Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hạn.

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Giáo dục công dân 8 bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu KNTT.

  • Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bài 9

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
  • Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
  • Giáo dục công dân 8 Cánh diều