Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Giáo dục công dân 8 Cánh diều bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học
Mở đầu trang 10 Bài 2 GDCD 8: Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa- lịch sử của các quốc gia đó qua các hình dưới đây:
Trả lời:
– Hình ảnh 1: Quảng trường Ba Đình và Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh => đây là một trong những biểu tượng văn hóa – lịch sử của đất nước Việt Nam.
– Hình ảnh 2: Núi Phú Sỹ => đây là một trong những biểu tượng văn hóa – lịch sử của đất nước Nhật Bản.
– Hình ảnh 3: Tháp Eiffel => đây là một trong những biểu tượng văn hóa – lịch sử của nước Pháp.
– Hình ảnh 4: Tượng Nữ thần Tự do => đây là một trong những biểu tượng văn hóa – lịch sử của đất nước Hoa Kỳ (Mỹ).
Mục Lục
Toggle1. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
Khám phá trang 11 GDCD 8: Theo em, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
Trả lời:
– Trong thông tin 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở chi tiết: Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình.
– Trong thông tin 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở chi tiết:
+ Trang phục truyền thống của các quốc gia trong cộng động ASEAN có sự khác nhau. Ví dụ: ở Campuchia, trang phục dân tộc được gọi là Sam-pót; ở Sin-ga-po, trang phục dân tộc được gọi là Ba-ju Ke-ba-ya,…
+ Thậm chí, trong cùng một quốc gia, trang phục dân tộc cũng có những nét khác biệt giữa các vùng, miền hoặc giữa trang phục dành cho nữ giới với nam giới.
Khám phá trang 11 GDCD 8: Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới mà em biết.
Trả lời:
Một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
– Ở Nhật Bản:
+ Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
+ Món ăn truyền thống của Nhật Bản là xư-si.
+ Trang phục truyền thống của Nhật Bản là ki-mô-nô.
+ Lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản.
– Ở Nga:
+ Món ăn truyền thống của Nga là cháo ka-sa (được nấu từ hạt ngũ cốc) và bánh mì đen.
+ Trang phục truyền thống đa dạng nhưng có điểm chung là màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
+ Nước Nga có nhiều lễ hội đặc sắc gắn liền với sinh hoạt mùa màng, nổi tiếng nhất là lễ hội tiễn mùa đông.
– Ở Ni-giê-ri-a:
+ Có tới 521 hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 510 ngôn ngữ dùng trong đời sống hằng ngày.
2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
Khám phá trang 12 GDCD 8: Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Trả lời:
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, như:
+ Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;
+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.
Khám phá trang 12 GDCD 8: Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam.
Trả lời:
Việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới mang lại nhiều lợi ích gì cho Việt Nam, như:
+ Góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
+ Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
3. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
Khám phá trang 13 GDCD 8: Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên?
Trả lời:
Nhận xét:
– Tình huống 1:
+ Ý kiến của bạn Liên và Hoàng là đúng, thể hiện hai bạn đã có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
+ Ý kiến của bạn Bình không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Do đó, chúng ta nên tích cực tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác; việc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; vừa góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình.
– Tình huống 2:
+ Ý kiến của bạn T không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi và tôn trọng.
+ Bạn thân của bạn T đã có ý kiến đúng, thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Khám phá trang 13 GDCD 8: Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Trả lời:
Kể một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
– Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc;
– Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
– Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 13 GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Tất cả các dân tộc tạo nên sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hoá, tạo nên di sản chung của loài người.
B. Các dân tộc chỉ thể hiện bản sắc, giá trị văn hóa của mình thông qua lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền.
C. Sự đa dạng về ngôn ngữ và chữ viết sẽ làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia khó khăn hơn, do đó, cần loại bỏ một số ngôn ngữ và thống nhất một loại chung cho tất cả các quốc gia.
D. Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.
E. Nhận xét, đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc là không tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc.
Trả lời:
– Ý kiến a) Đồng tình. Vì: di sản văn hóa (cả về vật chất và tinh thần) của các dân tộc, các nền văn hóa minh trên thế giới đều là di sản chung của loài người.
– Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: bản sắc, giá trị văn hóa của các dân tộc được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực (cả về vật chất và tinh thần).
– Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ngôn ngữ, chữ viết cũng là một phần bản sắc của các quốc gia, dân tộc vì vậy, chúng ta cần tôn trọng ngôn ngữ, chữ viết của mỗi quốc gia, dân tộc.
– Ý kiến d) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc, có những nét đẹp riêng, đánh để chúng ta tôn trọng và học hỏi.
– Ý kiến e) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc tuy có những đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, tính cách, văn hóa… song đều bình đẳng với nhau và có quyền được sống trong hòa bình, được tự do thể hiện và duy trì những nét đặc trưng riêng.
Luyện tập 2 trang 14 GDCD 8: Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóa của một dân tộc mà em biết và làm rõ ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc đó.
Trả lời:
– Ví dụ: người Nhật Bản nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành, thượng võ và đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
– Ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;
+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.
Luyện tập 3 trang 14 GDCD 8: Em sẽ làm gì để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trong mỗi trường hợp dưới đây?
A. Chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thể hiện sự kì thị văn hóa giữa các dân tộc.
B. Thấy bạn của mình nhận xét không đúng về trang phục của các dân tộc khác.
Trả lời:
– Trường hợp a)
+ Giải thích cho các bạn hiểu: mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, truyền thống văn hóa,… => từ đó, yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt những lời nói và hành động mang tính kì thị văn hóa các dân tộc.
+ Nếu các bạn trong lớp không chấm dứt hành vi và thái độ kì thị, em sẽ báo cáo sự việc với thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.
– Trường hợp b) Em sẽ khuyên bạn:
+ Nên tìm hiểu kĩ những thông tin về trang phục của các dân tộc khác.
+ Không nên lan truyền những thông tin không đúng về trang phục của các dân tộc khác.
Luyện tập 4 trang 14 GDCD 8: Em hãy xử lí các tình huống sau
a. Công ty A kí kết hợp tác với một công ty nước ngoài. Khi các nhân viên của công ty nước ngoài tới làm việc tại Công ty A thì một số nhân viên có ý né tránh tiếp xúc.
Em hãy nhận xét hành vi của nhân viên văn phòng Công ty A.
Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ ứng xử như thế nào?
b. M rất thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc trên thế giới. M mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn hóa và giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
Em nhận xét gì về sở thích, mong muốn của M?
Theo em, M nên làm gì để thực hiện mong muốn của mình?
Trả lời:
* Xử lí tình huống a)
– Nhận xét:
+ Hành vi của nhân viên văn phòng công ty A là không đúng, vì đã: thể hiện sự kì thị, thiếu tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; đồng thời gây tổn thương cho các nhân viên của công ty nước ngoài.
+ Nếu các nhân viên của công ty A tiếp tục duy trì thái độ này, thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ và sự hợp tác giữa 2 công ty.
– Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ:
+ Phân tích để mọi người hiểu rõ hậu quả của những hành vi kì thị với nhân viên của công ty nước ngoài. Từ đó, yêu cầu mọi người chấm dứt thái độ kì thị đó.
+ Nếu mọi người tiếp tục duy trì thái độ kì thị, em sẽ báo cáo sự việc với ban lãnh đạo công ty để yêu cầu sự can thiệp, hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo.
* Xử lí tình huống b)
– Nhận xét: sở thích và mong muốn của M rất chính đáng, tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới.
– Lời khuyên: Để thực hiện được mong muốn của mình, M nên:
+ Tích cực tìm hiểu (thông qua sách, báo, internet,…) về văn hóa của các quốc gia, dân tộc mà mình muốn đến khám phá.
+ Thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp để chuẩn bị trước kinh phí cho các chuyến đi.
+ Rèn luyện khả năng ngoại ngữ, các kĩ năng ứng xử,…
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 14 GDCD 8: Em cùng các bạn hãy thiết kế báo tường hoặc tập san về chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Tập san tranh, ảnh về món ăn đặc sắc của một số quốc gia trên thế giới.
Vận dụng 2 trang 14 GDCD 8: Em hãy viết một bài thể hiện ý kiến của mình đối với việc kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo
Phân biệt chủng tộc đã và đang trở thành một thách thức lớn của nhân loại. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?
Trước hết, nạn phân biệt chủng tộc xuất phát từ sự thiếu tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người. Từ sự coi thường, khinh bỉ mà một bộ phận người da trắng dành cho cộng đồng gốc Phi đến nỗi dè chừng mà phương Tây dành cho những người Hồi giáo, ở đâu ta cũng có thể bắt gặp lí do này. Chúng ta đều không thể phủ nhận những hậu quả khủng khiếp mà hiện tượng này đem tới. Ngay trong lòng nước Mĩ – quốc gia nổi tiếng với nền dân chủ hàng đầu thế giới – mầm bệnh phân biệt chủng tộc vẫn chưa được đẩy lùi, đe dọa an ninh, hòa bình của họ. Cách đây không lâu, vào nửa cuối tháng 8/2017, sau sự kiện ở Virginia, hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra trên khắp nước Mĩ trong nhiều ngày để chống lại vấn nạn này. Thậm chí, nó còn gây tác động tới cả hệ thống hành pháp, buộc Tổng thống Donald Trump phải giải thể Hội đồng Kinh tế do chính mình lập nên… Chỉ qua một ví dụ, ta có thể thấy, phân biệt chủng tộc có thể chia rẽ sự đoàn kết của cả một dân tộc, thậm chí trở thành lí do bùng phát bạo loạn, nội chiến.
Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, dùng lòng vị tha và sự tôn trọng giải quyết mọi bất đồng. Bất giác, tôi chợt nhớ đến câu nói trích từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng”. Thật vậy, dù mang trong mình màu da nào, không ai trong chúng ta đáng bị coi thường và phân biệt đối xử.
————————————-
Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Giáo dục công dân 8 bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc CD.
- Giáo dục công dân 8 Cánh diều bài 3
Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:
- Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Giáo dục công dân 8 Cánh diều
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)