Giáo dục công dân 6 bài 6 Tự nhận thức bản thân Kết nối tri thức có gợi ý và hướng dẫn giải chi tiết cho từng phần học. Các đáp án bám sát chương trình thực tế phù hợp với chương trình học GDCD 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng tìm hiểu.
>> Bài trước: Giáo dục công dân 6 bài 5 Tự lập
Mục Lục
ToggleI. Khởi động sách GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy viết lời giới thiệu những điều hài lòng, chưa hài lòng về bản thân và chia sẻ với bạn bên cạnh?
Gợi ý trả lời
Những điều hài lòng, chưa hài lòng về bản thân mình như sau:
– Những điều hài lòng:
+ Học bài và làm bài tập đầy đủ.
+ Luôn đi học đầy đủ và đúng giờ.
+ Biết làm những công việc nhà vừa sức của mình như: giúp bố mẹ giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…
+…
– Những điều chưa hài lòng:
+ Kết quả học tập chưa cao.
+ Chưa mạnh dạn phát biểu trong xây dựng bài.
+ Còn mãi chơi, thời gian xem tivi nhiều.
+ Lười tập thể dục thể thao
II. Khám phá sách GDCD 6 Kết nối tri thức
1. Thế nào là tự nhận thức bản thân
Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
“CON GÀ” ĐẠI BÀNG
Ngày xưa, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng, với quả trứng lớn. Bổng xảy ra trận động đất khiến quả trứng đại bàng lăn xuống núi và rơi vào chỗ gà mẹ đang ấp. Gà mẹ ấp luôn cả quả trứng lớn ấy. Ổ trứng gà mẹ ấp ủ đã nở ra một đàn gà và một chú đại bàng đáng yêu. Gà mẹ yêu thương và nuôi dạy đại bàng như con của mình. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, nó nhìn thấy những chú chim có hình dáng giống mình đang sải cánh bay cao trên bầu trời.
Đại bàng kêu lên:
– Ôi! Ước gì tôi có thể bay như những chú chim đó.
Đàn gà cười ầm lên:
– Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao.
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo đó là điều không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng đã tin rằng là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà.
a) Vì sao “con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng?
b) Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
Gợi ý đáp án
a, “Con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng khác vì: Mặc dù ban đầu đã có ước muốn bay cao như đại bàng. Tuy nhiên nó luôn nghĩ nó là gà chứ không phải là loài chim nên không thể bay, không nhận thức được khả năng của bản thân mình.
b, Qua câu chuyện em rút ra bài học cho bản thân:
+ Phải biết nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bản thân mình để phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục điểm yếu.
+ Nếu chúng ta có mơ ước tốt đẹp, thì hãy theo đuổi ước mơ đó. Bằng cách hãy luôn cố gắng học hỏi thay đổi và hoàn thiện bản thân…
a) Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
b) Theo em, tự nhận thứ bản thân là gì?
Gợi ý đáp án
a, Em đồng ý với ý kiến:
+ Tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu … của bản thân; và ý kiến tự nhận thức bản thân là luôn hiểu rõ mình và tự tin tin với điểm mạnh của mình.
+ Vì khi ta tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu … của bản thân thì lúc đó ta mới phát huy được điểm mạnh, và cố gắng khắc phục những điểm yếu của mình, để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn.
– Em không đồng ý với ý kiến:
+ Tự nhận thức bản thân là nhận ra những điểm tốt, chưa tốt của bản thân, so sánh với người khác và điều chỉnh bản thân mình giống người khác.
+ Vì chúng ta biết mỗi người là cá thể khác nhau, người có điểm mạnh này, người khác lại có điểm mạnh khác và ngược lại… nên chúng ta không thể bắt trước để điều chỉnh bản thân mình giống người khác.
b, Tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu … )
2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
Trong cuộc trao đổi và thảo luận về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân, các bạn học sinh lớp 6A đã tổng hợp các ý kiến về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân như sau:
Khi biết đã tự nhận thức bản thân, bạn sẽ:
– Ý kiến 1: Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
– Ý kiến 2: Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
– Ý kiến 3: Dễ đồng cảm chia sẻ với người khác.
– Ý kiến 4: Có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.
Em đồng ý/ không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Gợi ý đáp án
– Em đồng ý với ý kiến cả 4 ý kiến đó vì:
+ Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình thì chúng ta sẽ nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
+ Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân thì chúng ta sẽ biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn thử thách để đặt ra miệu tiêu, ra quyết định phù hợp…
+ Dễ đồng cảm chia sẻ với người khác vì khi ta biết mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác khau nên nếu ai đó dù có gắng hêt sức nhưng công việc vẫn không đạt hiều quả cao thì ta cũng dễ đồng cảm, có cách ứng xử phù hợp…
+ Có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh vì biết rõ mong muốn của bản thân, giúp giao tiếp và ứng xử phù hợp với người khác.
3. Cách tự nhận thức bản thân
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
b) Em còn biết thêm những cách nào để tự nhận thức bản thân? Hãy chia sẻ cùng với bạn?
a) Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của Bình?
b) Em có đồng tình với hành động, việc làm đó không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
1. a, Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách: Hoa luôn khiêm tốn và tự học hỏi để khắc phục những điểm chưa hài lòng về bản thân như
+ Ghi nhật kí hằng ngày.
+ Thường xuyên trao đổi với mọi người xung quanh, lắng nghe ý kiến mọi người để điều chỉnh bản thân.
+ Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.
b, Cách để tự nhận thức bản thân:
+ Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với những khó khăn,…
+ Liệt kê những điểm mạnh điểm yếu của mình để phát huy được điểm mạnh, và cố gắng khắc phục những điểm yếu của mình, để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn
+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và địa phương…
+ Thân thiện, cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình
2.a, Em có nhận về hành động, việc làm của Bình: Bình nên sống thực với bản thân, không nên tuyệt đối hóa thần tượng.
b, Em không đồng tình với hành động, việc làm đó. Vì Bình đã không là mình nữa khi mãi thay đổi theo thần tương của mình.
III. Luyện tập sách GDCD 6 Kết nối tri thức
Luyện tập 1 trang 28 Giáo dục công dân lớp 6 KNTT
1. Xác định những hiểu biết về bản thân bằng cách sau:
Bước 1: Tự viết lời giới thiệu về bản thân (ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích…)
Bước 2: Nhờ bạn bè hoặc người thân viết về ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích…của em trên nửa trang giấy.
Bước 3: So sánh thông tin của em và người khác viết về em và hoàn thành việc mô tả về bản thân (với các nội dung về ngoại hình, tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm cần cố gắng).
Bước 4: Liệt kê những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của bản thân
Gợi ý đáp án
Bước 1: Em có thể tự viết lời giới thiệu về bản thân qua bảng sau:
Thông tin cá nhân | Mô tả |
Ngoại hình | Cao 1,6m; thân hình cân đối, tóc dài, da trắng |
Tính cách | Hiền lành, hòa đồng với mọi người,… |
Sở thích | Thích cắm hoa, vẻ tranh, đi du lịch, xem các chương trình Tiếng Anh… |
Điểm mạnh | Có năng khiếu về hội họa, nấu ăn |
Thói quen | Dạy muộn, lười tập thể dục, đi học muộn |
Điểm cần cố gắng | Cần cố gắng hơn trong học tập,… |
– Bước 2: Nhờ bạn bè hoặc người thân viết về ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích…của em trên nửa trang giấy
– Bước 3: So sánh thông tin của em và người khác viết về em và hoàn thành việc mô tả về bản thân (với các nội dung về ngoại hình, tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm cần cố gắng).
– Bước 4: Liệt kê những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của bản thân qua bản sau:
Ưu điểm/ hạn chế | Biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế |
Ưu điểm: Về ngoại hình cân đối, tính cách hòa đồng dễ mến, vẻ đẹp,… | Tham gia tích cực các hoạt động của trường, của lớp, tham gia lớp năng khiếu về hội họa… |
Hạn chế: Có một vài thói quen xấu như: dậy muộn, lười tập thể dục,… | Dạy sớm hơn, chăm tâp thể dục hơn,…. |
Luyện tập 1 trang 29 Giáo dục công dân lớp 6 KNTT
2. Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nhận xét việc làm cuả các nhân vật trong bức tranh và cho biết hậu quả của những việc đó?
b) Em có lời khuyên gì đối với các nhân vật trong mỗi bức tranh để giúp họ vượt qua chính mình?
Gợi ý đáp án
a, Nhận xét việc làm các nhân vật trong các bức tranh và cho biết hậu quả những việc làm đó:
Hình 1. Không nên vì:
+ Để người khác nói không đúng về mình mà không giải thích cho họ biết thì mọi người sẽ có cái nhìn sai về mình.
+ Hậu quả là nếu việc làm này kéo dài khiến Huy trở nên nhu nhược, yếu đuối và tự ti.
Hình 2. Không nên vì:
+ Lan không hỏi bài cô giáo Lan sẽ không hiểu bài, không dám bày tỏ ý kiên của mình trước tập thể
+ Hậu quả là nếu việc làm này kéo dài khiến Lan trở nên mặc cảm, tự ti và hạn chế trong giao tiếp, không phát triển được ngôn ngữ, tư duy phản biện…
Hình 3. Không nên vì:
+ Việc Vy học đàn là theo ý của bố mẹ, khiến Vy cảm thấy mệt mỏi, hiệu quả học tập không cao
+ Hậu quả là nếu việc làm này kéo dài khiến Vy mệt mỏi, không phát huy được những điểm mạnh của bản thân và không có được cuộc sống đúng mong muốn của mình.
b, Em có lời khuyên đối với các nhân vật trong mỗi bức tranh để giúp họ vượt qua chính mình là:
+ Không nên chấp nhận hoặc thực hiên các việc làm hành động theo mong muốn của người khác, không dám nói, dám hỏi điều mình mong muốn, băn khoăn.
+ Nên chia sẻ với bố mẹ người thân về mong muốn của mình và nhờ bố mẹ người thân tư vấn, hỗ trợ cách thực hiện mong muốn đó.
+….
Luyện tập 3 trang 29 Giáo dục công dân lớp 6 KNTT
3. Những tình huống nào dưới đây cho thấy các bạn chưa biết cách tự nhận thức bản thân? Vì sao?
Gợi ý đáp án
– Tình huống 1. Minh chưa biết cách tự nhận thức bản thân mình vì rất muôn hát nhưng lại ngại sợ các bạn chê cười.
– Tình huống 2. Quang đã biết cách tự nhận thức bản thân mình vì sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, bạn đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà Quang chưa hiểu.
– Tình huống 3. Loan chưa biết cách tự nhận thức bản thân vì Loan không muốn người khác nhận xét không tốt về mình.
IV. Vận dụng sách GDCD 6 Kết nối tri thức
1. Mỗi ngày hãy dành 15 phút để suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân, bao gồm những điều mong muốn, những điều làm tốt, những điều chưa làm tốt… và ghi vào nhật kí. Sau mỗi tháng, em hãy xem lại nhật kí để biết bản thân thay đổi như thế nào.
Gợi ý đáp án
– Mỗi ngày hãy dành 15 phút để suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân ví dụ như:
Ngày 18 tháng 8 năm 2021
Hôm nay, mình và em được bố mẹ cho đi chơi công viên
+ Mình muốn được: chơi nhiều trò như vào vườn cổ tích, ném bóng,…nhưng bố mẹ lại cho mình chơi có một trò, lúc đó mình hơi buồn chút…
+ Mình làm những điều làm tốt đó là: mình đã cùng em chơi rất vui, khi em ngã bố mẹ chưa kịp vào mình đã giúp em dậy và dỗ em không khóc nữa,….
+ Những điều mình chưa làm tốt là: đã muộn, bố mẹ muốn cả nhà về để ăn tối nhưng mình cứ đòi bố mẹ cho ăn kem, trong khi bố mẹ không muốn vì biết mình dễ bị đau họng…. hậu quả là về mình và em bị ho…
+ Mình quên làm bài cuối tuần, đến hôm sau bị cô giáo nhắc nhở, phê bình
Sau mỗi tháng, xem lại nhật kí để biết bản thân thay đổi:
+ Mình đã ngoan hơn, biết nghe lời bố mẹ,….
+ Chăm học hơn,
+ Mình đã chăm học hơn, có nhiều điểm cao của các môn, bố mẹ đã rất vui
>> Chi tiết: Mỗi ngày hãy dành 15 phút để suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân
2. Em hãy tham gia các hoạt động tập thể và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm và khả năng mới mà em khám phá được ở bản thân mình.
Gợi ý đáp án
– Em tham gia các hoạt động tập thể như:
+ Cắm trại cùng cả lớp vào ngày kỉ niệm thành lập Đoàn.
+ Tham gia văn nghệ của lớp.
+ Tham gia viết báo tường
+…
– Khi tham gia các hoạt động tập thể đó em đã được trải nghiệm cùng các bạn, đồng thời em cũng khám phá được khả năng mới của bản thân mình như:
+ Khi tham gia các hoạt động tập thể đó em cảm thấy rất vui, thấy mình ngoài khả năng hát ra mình còn có khả năng đóng kịch,….
>> Bài tiếp theo: Giáo dục công dân 6 bài 7 Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Trên đây là toàn bộ lời giải GDCD 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân Kết nối tri thức. Ngoài ra các em học sinh tham khảo thêm chuyên mục lời giải 2 bộ sách GDCD 6Chân trời sáng tạovàGDCD 6 Cánh Diều đầy đủ các bài học SGK cũng như SBT. Lời giải các môn sách mới lớp 6, TaiLieuViet liên tục cập nhật chi tiết cho các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo lời giải 2 bộ sách khác:
- Giáo dục công dân 6 bài 6 Tự nhận thức bản thân Chân trời sáng tạo
- Giáo dục công dân 6 bài 6 Tự nhận thức bản thân Cánh Diều
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)