Giáo án Ngữ văn lớp 12

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2: Viết bài làm văn số 1 – Nghị luận xã hội soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD và nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu được các kiến thức và có kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS:

– Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,…

3. Thái độ: Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.

– Suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một vấn đề xã hội. Tự nhận thức, xác định được các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, thiết kế bài học
  • HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

III. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài học

IV. Phương pháp:

GV có thể chọn đề trong SGK hoặc ra đề khác cho phù hợp với trình độ HS. Đề tài nghị luận nên tập trung vào những quan niệm về đạo lí, những vấn đề tư tưởng phổ biến trong HS như: ước mơ, quan hệ gia đình,bạn bè, lối sống,…

V. Tiến trình tổ chức

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

Đề 1: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Hãy phát biểu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.

Đề 2: Suy nghĩ của em về câu nói của A. Lin-côn: “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử.”

Gợi ý: Bài làm cần nêu được các ý chính sau đây:

  • Câu nói của A. Lin-côn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ hướng con người (đặc biệt là thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập và thi cử.
  • Làm một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử anh ta vẫn có thể học lại để có thể có kiến thức thật sự cho mình.
  • Gian lận trong thi cử giúp anh ta đỗ trong kì thi nào đó nhưng anh ta lại không có kiến thức và đến lúc nào đó anh ta sẽ bị đào thải.
  • Trình bày suy nghĩ và thái độ của bản thân.

VI. Đánh giá – Rút kinh nghiệm