Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án bài “Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài Thuốc

Giáo án bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh… để làm một bài nghị luận văn học.
  • Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

B. Phương pháp – phương tiện:

1. Phương pháp:

Khai thác ngữ liệu, HS luyện tập để rút ra nội dung bài học.

2, Phương tiện:

GV: Giáo án.

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk, sbt.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài cũ:

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: HdHS tìm hiểu đề và lập dàn ý.

TT1:

GV yêu cầu HS đọc đề 1- sgk, sau đó xem kĩ phần gợi ý để tìm hiểu đề và lập dàn ý.

HS: Tiến hành, trả lời.

GV: Gợi dẫn, nhận xét, chốt:

TT2:

HS chia nhóm nhỏ (4 người/nhóm) trao đổi, lập dàn ý cho đề bài theo gợi ý sgk.

HS: Tiến hành, trình bày kết quả trước lớp.

GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét, GV nhận xét chung, định hướng lại

TT3:

GV yêu cầu HS đọc đề 2- sgk và gợi ý cho HS tìm hiểu đề.

HS: Tiến hành

GV: Định hướng bằng câu hỏi: Đoạn thơ có thể chia làm mấy phần?Nd của từng phần?.

HS: Suy nghĩ, phát biểu

GV: Nhận xét, chốt lại:

TT4:

GV yêu cầu HS đọc gợi ý phần lập dàn bài, làm việc theo nhóm và trình bày kết quả trước lớp.

GV nhận xét chung, định hướng lại:

HĐ2: Rút ra kết luận về cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

TT1:

TT2:

GV hỏi: Để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần đạt những yêu cầu cơ bản nào?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, chốt:

HĐ3: GV cho HS làm bt về nhà

TT1: GV ghi bt lên bảng.

TT2: GV gợi ý, yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài.

1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý

Đề bài:

Đề 1 – sgk.

a. Tìm hiểu đề:

– Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc. Lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.

b. Lập dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

– Thân bài:

Gợi ý:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng trong một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.

+ Nỗi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ “nặng nỗi nước nhà” (khác với hình ảnh ẩn sĩ và thiên nhiên trong thơ cổ).

+ Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ HCM.

* Cổ điển: Thể thơ Đường luật, hình ảnh thiên nhiên (trăng, suối, hoa…)

* Hiện đại: Nhân vật trữ tình lo “nỗi nước nhà”

– Kết bài:

+ Sự hài hòa về tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sỹ trong bài thơ.

+ Đánh giá chung: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đề 2 – sgk

a. Tìm hiểu đề:

– Nhớ lại quang cảnh chiến đấu sục sôi, hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc với nhiều lực lượng tham gia.

– Nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về. (4 câu cuối).

b. Lập dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ.

– Thân bài:

+ Triển khai các ý trong phần tìm hiểu đề.

+ Nghệ thuật điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát:

* Cách dùng từ ngữ, hình ảnh.

* Cách vận dụng các biện pháp tu từ (so sánh, cường điệu).

* Giọng thơ hào húng, sôi nỗi.

– Kết bài:

Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2. Cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

– Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày ý kiến , nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

– Yêu cầu khi viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

+ Cần phân tích các yếu tố; ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu… của bài thơ, đoạn thơ đó.

+ Bài viết phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn có cảm xúc.

* Luyện tập:

– Bình luận hai câu thơ sau:

Dặn dò:

Bài cũ:

  • Nắm các bước làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
  • Làm bt để trình bày trước lớp trong tiết bs sắp đến

Bài mới: “Tây Tiến”.

  • Đọc bài thơ, xem chú thích từ khó.
  • Đọc lại bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
  • Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài- sgk.