Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 16: Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 16: Ôn tập làm văn (tiếp theo) được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

1. Câu 7, tr. 220, SGK

Trả lời:

Những điểm giống và khác nhau về văn bản tự sự dã học ở lớp 9 so với các lớp dưới

Giống nhau

Khác nhau

Đều tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kêt thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa

+ Văn bản tự sự ở lớp 6 tồn tại độc lập một phương thức riêng.

+ Văn tự sự ở lớp 8 có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.

+ Đến lớp 9, văn tự sự kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả (cả miêu tả nội tâm).

2. Câu 8, tr. 220, SGK

Trả lời:

– Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản lự sự chỉ chiếm phần phụ, phần chính vẫn là kể nên vẩn gọi đó là văn bản tự sự.

– Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận có tác dụng làm cho văn bản tự sự thêm đa dạng trong cách biểu hiện.

– Hiếm có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

3. Câu 9, tr. 220, SGK

Trả lời:

STT

Kiểu văn bản chính

Các yếu tố kết hợp với kiểu văn bản chính

Tự sự

Miêu tả

Nghị luận

Biểu cảm

Thuyết minh

Điều hành

1

Tự sự

x

x

x

x

x

2

Miêu tả

x

x

3

Nghị luận

x

x

x

x

4

Biểu cảm

x

x

x

5

Thuyết minh

x

x

x

x

6

Điều hành

x

x

x

4. Câu 10, tr. 220, SGK

Trả lời:

– Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài vì có khi đó chỉ là một đoạn trích từ một văn bản hoàn chỉnh; có khi không có phần Mở bài, Kết bài là do dụng ý nghệ thuật của người viết. Tuy nhiên, phần Thân bài không thể thiếu.

– Bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần bởi vì khi học, học sinh phải luyện tập bố cục cơ bản của một bài văn. Khi có kĩ năng tốt thì mới có thể sáng tạo, thay đổi bố cục.

5. Câu 11, tr. 220, SGK

Trả lời:

– Giải thích: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, nội dung tác phẩm, tức là giúp học sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn

– Phân tích một số ví dụ về mối quan hệ và vai trò của kiến thức và kĩ năng Tập làm văn đối với việc đọc hiểu văn bản tự sự

+ Ví dụ 1: để hiểu văn bản Làng củ Kim Lân;

Những đoạn độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu được tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai

+ Ví dụ 2: để hiểu văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du

Những đoạn độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm đã giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn Truyện Kiều

6. Câu 12, tr. 220, SGK

Trả lời:

– Vai trò của những kiến thức kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng trong việc viết bài văn tự sự: giúp em viết tốt hơn

– Phân tích của em về một vài ví dụ cụ thể

+ Ví dụ các văn bản tự sự trong SGK ngữ văn đã cung cấp cho em đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.