TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Đây là tài liệu hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Sử 10 CTST. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

I. Cơ sở hình thành

Câu hỏi trang 28 SGK Sử 10 CTST: Em hiểu như thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?

Lời giải

– Sông Nin dài khoảng 6650 km, chảy từ Trung Phi đến Bắc Phi, trong đó có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại. Hằng năm, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, sông Nin cũng là tuyến giao thông huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập. Vì vậy, nhà sử học Hê-rô-đốt nhận định: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Câu hỏi trang 28 SGK Sử 10 CTST: Quan sát Hình 6.2 em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại.

Giải Sử 10 Bài 6

Lời giải

– Nông nghiệp:

+ Biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..

+ Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,…

– Thủ công nghiệp: phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,…

– Thương nghiệp: buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công.

Câu hỏi trang 29 SGK Sử 10 CTST: Quan sát Hình 6.3, em hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.

Lời giải

– Pha-ra-ông (Vua): đứng đầu đất nước, có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh.

– Tầng lớp quan lại, quý tộc: Giúp việc cho Pha-ra-ông (thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,…).

– Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, nông dân công xã: chiếm số lượng đông đảo trong xã hội; trong đó, nông dân là lực lượng sản xuất chính.

– Tầng lớp nô lệ: Chiếm số ít trong xã hội, chủ yếu làm việc trong các gia đình quan lại, quý tộc hoặc phục vụ trong cung điện

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

Câu 1 trang 29 SGK Sử 10 CTST: Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì?

Lời giải

– Chữ tượng hình là loại chữ viết sử dụng hình ảnh để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa. Được viết thành hàng hoặc cột.

– Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập là:

+ Là một trong những hệ thống chữ viết ra đời sớm nhất trên thế giới; phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.

+ Minh chứng cho thời đại hoàng kim của Ai Cập cổ đại.

+ Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.

+ Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa Ai Cập thời cổ đại.

Câu hỏi 2 trang 29 SGK Sử 10 CTST: Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?

Lời giải

– Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại phản ánh nền văn minh đương thời rực rỡ, kho tri thức cổ xưa vô cùng lớn, phong phú của nhân loại.

+ Trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân Ai Cập có sự gắn bó và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên, như: gió, mưa, nắng…

+ Mặt khác, ở thời cổ đại, nhận thức của con người về thế giới còn nhiều hạn chế

=> do đó, sùng bái tự nhiên là kết quả tất yếu của cư dân Ai Cập cổ đại.

Câu hỏi 2 trang 30 SGK Sử 10 CTST: Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?

Lời giải

– Tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại, vì: người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.

Câu hỏi trang 31 SGK Sử 10 CTST: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật?

Lời giải

– Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích, do đó người Ai Cập rất giỏi về toán học.

– Với niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, cư dân Ai Cập cổ đại có tục ướp xác. Chính do tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu…

– Do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ nên cư dân Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học.

– Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…

Câu hỏi trang 31 SGK Sử 10 CTST: Người A-rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên?

Lời giải

– Nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá.

– Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập, bất chấp thời gian và mưa nắng.

– Cho đến nay, trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, chỉ còn mỗi kim tự tháp Kê-ốp còn tồn tại. Vì vậy, người A-rập có câu: Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”.

Luyện tập và vận dụng trang 33 SGK Sử 10 CTST

Luyện tập 1 trang 33 SGK Sử 1 CTST: Hãy nêu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Lời giải

* Cơ sở về điều kiện tự nhiên

– Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi.

– Địa hình:

+ Chia làm hai khu vực: cao nguyên Thượng Ai Cập ở phía nam và đồng bằng Hạ Ai Cập ở phía bắc.

+ 90% diện tích là sa mạc.

– Có nhiều khoáng sản như đá quý, vàng, đồng,…

– Sông Nin có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp.

* Cơ sở về dân cư

– Dân cư chủ yếu của Ai Cập là các bộ lạc Li-bi.

– Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc

* Điều kiện kinh tế

– Nông nghiệp:

+ Biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..

+ Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,…

– Thủ công nghiệp: phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,…

– Thương nghiệp:

+ Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công.

+ Tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

* Tình hình chính trị – xã hội

– Chính trị:

+ Thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời để tổ chức sản xuất và quản lí xã hội.

+ Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.

+ Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế, đứng đầu là pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. Giúp việc cho pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu chi thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,..).

– Xã hội: Ai Cập cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá địa vị, giàu nghèo rõ nét.

Luyện tập 2 trang 33 SGK Sử 10 CTST: Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập cổ đại theo gợi ý sau:

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

2

3

Lời giải

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

Chữ viết

Chữ tượng hình

– Phản ánh trình độ tư duy.

– Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.

– Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ đại.

2

Văn học

– Phong phú về thể loại.

– Thư viện A-lếch-xan-đri-a có đến hàng trăm nghìn cuộn giấy

– Phản ánh đời sống hiện thực của cư dân

– Lưu giữ thông tin, thành tựu văn hóa từ đời này sang đời khác.

3

Tín ngưỡng, tôn giáo

– Sùng bái tự nhiên.

– Tin vào sự bất tử của linh hồn nên có tục ướp xác

– Góp phần phản ánh tư duy, nhận thức của cư dân Ai Cập cổ đại.

– Thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực y học, kiến trúc.

4

Thiên văn và lịch pháp học

– Đo thời gian bằng đồng hồ; Vẽ bản đồ cung hoàng đạo

– Làm Dương lịch cổ.

– Tạo cơ sở cho cách tính lịch sau này

5

Toán học

– Giỏi về số học và hình học

– Phát minh hệ đếm thập phân, chữ số…

– Tính diện tích, thể tích của một số hình cơ bản.

– Biểu hiện cao của tư duy đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ,…

– Là cơ sở cho nền toán học sau này.

6

Y học

– Hiểu biết về cấu tạo cơ thể người

– Việc chữa bệnh dần được chuyên môn hóa

– Giúp chữa bệnh cho con người.

– Là cơ sở cho nền y học sau này.

7

Kỹ thuật

– Chế tạo ra nhiều dụng cụ: con lăn….

– Chế tạo thủy tinh, men màu

– Ứng dụng công thức hóa học trong luyện kim

– Góp phần làm giảm sức lao động cơ bắp của con người, tăng năng suất lao động.

– Là cơ sở cho sự ra đời các môn khoa học tự nhiên như Lý, Hóa,…

8

Kiến trúc, điêu khắc

– Kim tự tháp

– Tượng bán thân của nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti

– Thể hiện uy quyền của các pha-ra-ông.

– Phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao.

Vận dụng 1 trang 33 SGK Sử 10 CTST: Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này

Lời giải

– Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay:

+ Chữ viết.

+ Cách tính diện tích các hình.

+ Một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti,…

– Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này:

+ Chữ viết: Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ đại.

+ Cách tính diện tích các hình như hình tam giác, hình chữ nhật. Sự hiểu biết toán học này là biểu hiện cao của tư duy đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ,… đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này.

+ Một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti,… đã phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẩm mĩ cao, đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo; hiện nay Kim tự tháp là một trong những địa điểm hấp dẫn khác du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế cho Ai Cập.

Vận dụng 2 trang 33 SGK Sử 10 CTST: Em hãy chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng sau đây của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Giải Sử 10 Bài 6

Lời giải

* Tượng nhân sư: – Tượng Nhân sư của Ai Cập cổ đại là những bức tượng: đầu nam giới, mình sư tử. Tượng thường được đặt tại lối vào kim tự tháp,

– Ý nghĩa:

+ Tôn vinh sức mạnh vè trí tuệ của con người.

+ Phản ánh tư duy sáng tạo và thẩm mĩ của cư dân Ai Cập cổ đại.

* Xác ướp: – Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Do đó, họ có tục ướp xác để gìn giữ cơ thể

– Người Ai Cập thường ướp xác bằng cách: loại bỏ não và nội tạng ra khỏi thi thể người; sau đó bao phủ cơ thể bằng một số loại muối nhằm loại bỏ độ ẩm và ức chế quá trình phân hủy; sau đó bọc thi thể bằng vải lanh và đặt vào quan tài, niêm phong lại.

– Tục ướp xác đã phản ánh quan niệm tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ai Cập cổ đại.

* Xác ướp: – Mặt nạ vàng của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-min

– Đặc điểm:

+ Được làm từ vàng nguyên chất và nặng tới 11 kg.

+ Chiều cao 55 cm, chiều rộng khoảng 39 cm và chiều sâu khoảng 49 cm

– Ý nghĩa: thể hiện quyền lực của Pha-ra-ông và tư duy sáng tạo, thẩm mĩ của cư dân Ai Cập cổ đại.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập CTST. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sử 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CTST, Địa lý 10 CTST…