Để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn môn Sinh học, TaiLieuViet mời các bạn tham khảo Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 9, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học một cách hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập có lời giải trang 5

Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 9 vừa được TaiLieuViet.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 8 bài tập trong sách bài tập môn Sinh học lớp 12 phần bài tập tự giải trang 9. Qua bài viết bạn đọc có thể luyện tập được cách tính chiều dài của phân tử ADN, cách xác định trình tự axit amin trong đoạn pôlipeptit, cơ chế hình thành các dạng đa bội… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về tại đây nhé.

Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 9

Bài 1 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Một phân tử ADN chứa 650000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nuclêôtit loại X.

a) Tính chiều dài của phân tử ADN đó (ra µm).

b) Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?

Lời giải

a) Ta có 2X=T => T= 1300000, mà A=T, G= X

Vậy tổng số nucleotit của phân tử ADN này là: 2X+2T =3900000 nucleotit

Vật chiều dài của phân tử ADN là L=1950000 x 3.4Å=6630000 Å = 663 µm

b) phân tử ADN này nhân đôi một lần, môi trường phải cung cấp số nucleotit bằng với số nucleotit của phân tử ADN và bằng: 3900000 nucleotit

Bài 2 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Cho biết các axit amin dưới đây tương ứng với các bộ ba mã hoá trên mARN như sau:
Val : GUU, Ala : GXX, Leu : UUG, Lys : AAA

a) Hãy xác định trình tự axit amin trong đoạn pôlipeptit được tổng hợp từ một đoạn gen có trình tự các cặp nuclêôtit như sau (không tính mã mở đầu và mã kết thúc):

…XGGTTTXAA AAX…

…GXX AAA GTT TTG…

b) Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin như sau: Leu – Ala – Val – Lys. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit tương ứng trong đoạn ADN mang thông tin quy định cấu trúc của đoạn phân tử prôtêin đó.

Lời giải:

a) (1)…XGGTTTXAA AAX…

(2)…GXX AAA GTT TTG…

Nếu mạch (2) là mạch gốc thì mARN có trình tự: 5’…XGGTTT….3’ không phù hợp với dữ kiện đều bài

=> mạch (1) là mạch gốc => trình tự của mARN là: 5’…GXXAÀÀGUUUUG….3’ trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit là: Ala- Lys-Val-Leu

b) Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin: Leu – Ala – Val – Lys => trình tự mARN là:

5’…UUGGXXGUUAAA…3’

=> trình tự nucleotit trên đoạn ADN là:

3’…AAXXGGXAATTT….5’

5’… TTGGXXGTTAAA…3’

Bài 3 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi pôlipeptit a và 2 chuỗi pôlipeptit β. Gen quy định tổng hợp chuỗi ß ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu HbC kém gen bình thường một liên kết hiđrô, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau.

a) Đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtit? Thuộc dạng đột biến gen nào?

a) 2 gen có chiều dài bằng nhau nên số nucleotit không đổi => đột biến thay thế 1 cặp nucleotit

Đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit và thuộc loại đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.

b) Gen đột biến ít hơn gen bình thường 1 liên kết hiđro nên đây là đột biến thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T

– Gen bình thường: ta có H= 1068= 2A+3G , mà G = 186

=> A=T =255; G=X=186 => N = 882 nucleotit

– Gen đột biến: thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T

A=T=256; G=X = 185

c) Vì số lượng nucleotit của 2 gen là như nhau nên số axit amin của 2 gen là như nhau và bằng: (N/2 – 3)/3 = 146 axit amin

Bài 4 trang 9 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Số lượng NST lưỡng bội của một loài là 2n = 10. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở:

a) Thể một

b) Thể ba

c) Thể bốn

d) Thể ba kép

e) Thể không

Lời giải

a) Thể một: 2n-1 =9

b) Thể ba: 2n+1= 11

c) Thể bốn: 2n+2 =12

d) Thể ba kép: 2n+1+1 = 12

e) Thể không: 2n-2=8

Bài 5 trang 10 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Bộ NST lưỡng bội ở một loài sinh vật có 2n = 24.

a) Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể đơn bội, tam bội và tứ bội?

b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?

c) Cơ chế hình thành các dạng đa bội trên như thế nào?

Lời giải:

a) Thể đơn bội: n= 12, thể tam bội: 3n = 36; thể tứ bội: 4n =48

b) Đa bội lẻ: tam bội. Đa bội chẵn: tứ bội

c) Cơ chế hình thành: không phân li cả bộ NST trong giảm phân hoặc nguyên phân.

Bài 6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Một đoạn mạch khuôn của gen có trình tự nuclêôtit là: TAX TXA GXG XTA GXA

a) Viết trình tự phần tương ứng của mạch bổ sung.

b) Liên hệ với bảng mã di truyền (bảng 1 SGK Sinh học 12). Hãy hoàn thành bảng sau:

Mã trong ADN Mã trong mARN Thông tin được giái mã
TAX AUG Mã mở đầu với Met
TXA AGU Axit amin Ser
GXG
XTA
GXA

c) Chỉ ra hậu quả của mỗi đột biến riêng rẽ:

– Mất nuclêôtit số 10.

– Thay thế nuclêôtit số 13 (G bằng A)

Lời giải:

a) Trình tự mạch bổ sung cho đoạn TAX TXA GXG XTA GXA là: ATG AGT XGX GAT XGT

b)

Mã trong ADN Mã trong mARN Thông tin được giái mã
TAX AUG Mã mở đầu với Met
TXA AGU Axit amin Ser
GXG XGX Arg
XTA GAU Asp
GXA XGU Arg

c) Mất nuclêôtit số 10 => đột biến lệch khung =>làm thay đổi trình tự axit amin.

Thay thế nuclêôtit số 13: G => A nên làm thay đổi bộ ba GXA => AXA, dẫn đến làm thay đổi axit amin Ala -> Thr.

Bài 7 trang 10 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Dưới đây là một đoạn trình tự nuclêôtit trong mạch khuôn của gen:

…. TAT GGG XAT GTA AAT GGX …

a) Xác định trình tự nuclêôtit trong:

– Mạch ADN bổ sung.

– mARN có thể được phiên mã từ đoạn khuôn này.

b) Bao nhiêu côđon có trong bản phiên mã mARN?

c) Liệt kê các cụm đối mã tương ứng với mỗi côđon.

Lời giải:

a) Với trình tự nucleotit trên mạch khuôn: …. TAT GGG XAT GTA AAT GGX …

– Trình tự mạch bổ sung: ATA XXX GTA XAT TTA XXG

– mARN: AUA XXXGUA XAUUUA XXG

b) Có 6 côđon

c) Các cụm đối mã tương ứng là: UAU GGG XAU GUA AAU GGX

Bài 8 trang 10 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Tham khảo bảng mã di truyền trong Bài 1 SGK Sinh học 12 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Trong các côđon GGU, GGX, GGA, GGG, côđôn nào xác định việc đưa Gly vào chuỗi pôlipeptit được tổng hợp?

b) Bao nhiêu côđon chứa thông tin cho việc bổ sung Lys vào chuỗi pôlipeptit?

c) Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã, axit amin nào được bổ sung vào prôtêin?

Lời giải:

a) Cả 4 côđon GGU, GGX, GGA, GGG đều tham gia mã hóa cho axit amin Gly

b) 2 côđon AAA và AAG tham gia mã hóa cho axit amin Lys

c) Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã, axit amin Lys được bổ sung vào prôtêin

———————————–

Trên đây TaiLieuViet.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 9. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Sinh hcoj lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập. TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 12, Vật lý lớp 12, Hóa học lớp 12, Toán lớp 12TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.