TaiLieuViet xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 153, với các giải bài tập chi tiết và chính xác sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập có lời giải trang 139
  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 143
  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập có lời giải trang 148
  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 150

Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 153 vừa được TaiLieuViet.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 17 bài tập trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 phần bài tập trắc nghiệm trang 153. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được sự phân bố của một loài trên một vùng, mật độ cá thể của một loài… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 153

Bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3 trang 153 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Sự phân bố của một loài trên một vùng

A. thường không thay đổi.

B. thay đổi do hoạt động của con người, không phải do tự nhiên.

C. do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên.

D. do nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên.

2. Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là

A. các ví dụ về hệ sinh thái

B. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.

C. các giai đoạn của diễn thế sinh thái.

D. những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng.

3. Mật độ cá thể của một loài

A. thường ít thay đổi trong quần xã

B. thay đổi do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.

C. được xác định bởi quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.

D. cho ta biết số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hay thể tích

ĐÁP ÁN

1 D

2 A

3 D

Bài tập trắc nghiệm 4, 5, 6, 7, 8 trang 154 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

4. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng, bởi vì

A. tất cả động vật trong quần xã đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật.

B. từ lượng thức ăn sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng sẽ xác định được sinh khối của quần xã.

C. cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài sinh vật

D. cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.

5. Chu trình nước

D. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.

6. Chu trình nitơ

A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái

C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.

D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.

7. Một hệ sinh thái có các đặc điểm: năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật hạn chế là

A. hệ sinh thái tự nhiên trên cạn.

B. hệ sinh thái nông nghiệp,

C. hệ sinh thái thành phố.

D. hệ sinh thái biển.

8. Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới

A. lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường

B. diện tích vùng phân bố của loài đó

C. số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.

D. tất cả các nhân tố nêu trên.

ĐÁP ÁN

4 D

5 C

6 C

7 B

8 D

Bài tập trắc nghiệm 9, 10, 11, 12, 13 trang 155 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

9. Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?

A. Thực vật ⟶ dê ⟶ người

B. Thực vật ⟶ người.

C. Thực vật ⟶ động vật phù du ⟶ cá ⟶ người.

D. Thực vật ⟶ động vật phù du ⟶ cá ⟶ chim ⟶ người.

10. Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: Những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả

A. quá trình diễn thế.

B. sự cộng sinh giữa các loài,

C. sự phân huỷ.

D. sự ức chế – cảm nhiễm.

11. Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài có thể cùng tồn tại?

A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau trong rừng.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

D. Tất cả các khả năng trên.

12. Chu trình cacbon trong sinh quyển là

A. quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.

B. quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái

C. quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.

D. quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

13. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loại sinh vật trong hệ sinh thái?

A. Ọuan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.

B. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật.

C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2.

D. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.

ĐÁP ÁN

9 D

10 A

11 D

12 C

13 A

Bài tập trắc nghiệm 14, 15, 16, 17 trang 156 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12

14*. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì .

A. hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn

B. môi trường nước không bị năng lượng sáng mặt trời đốt nóng,

C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định

D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.

15. Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ồ nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

A. Tảo đơn bào ⟶ động vật phù du ⟶ cá ⟶ người.

B. Tảo đơn bào ⟶ động vật phù du ⟶ giáp xác ⟶ cá ⟶ chim ⟶ người,

C. Tảo đơn bào ⟶ cá ⟶ người.

D. Tảo đơn bào ⟶ thân mềm ⟶ cá ⟶ người.

16. Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó

A = 500 kg.

B = 600 kg.

C= 5000 kg.

D = 50 kg.

E = 5 kg.

Hệ sinh thái nào có chuỗi thức ăn sau là có thể xảy ra?

A. A ⟶ B ⟶ C ⟶ D.

B. E ⟶ D ⟶ A ⟶ C.

C. E ⟶ D ⟶C ⟶ B.

D. C ⟶ A ⟶ D ⟶ E.

17. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nông nghiệp.

C. Hệ sinh thái thành phố.

D. Hệ sinh thái thuỷ sinh.

ĐÁP ÁN

14 C

15 B

16 D

17 B

———————————–

Trên đây TaiLieuViet.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 153. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 12, Vật lý lớp 12, Hóa học lớp 12, Toán lớp 12TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.