Giải Hóa 9 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit dưới đây được TaiLieuViet biên soạn giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Hóa học lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Cũng như biết cách viết báo cáo thực hành hóa 9 bài 6. Mời các bạn tải và tham khảo.

Mời các bạn tham khảo đề thi giữa học kì 1 hóa 9 năm 2021 mới nhất tại:

  • Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 9 năm 2022 – 2023Đề 2
  • Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 9 năm 2022- 2023 Đề 1
  • Bộ 7 đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2022 – 2023 Có đáp án

A. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

1. Tính chất hóa học của oxit.

a) Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit và nước

  • Cách tiến hành thí nghiệm

Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1-2ml nước.

Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.

  • Hiện tượng

Vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiệt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím → Xanh. (phenolphtalein → hồng)

  • Phương trình hóa học

CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2 (dd)

  • Kết luận

Oxit bazơ + nước → dung dịch bazơ

b) Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

  • Cách tiến hành thí nghiệm

Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Sau khi P cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Photpho cháy tạo khói trắng dạng bột bám vào thành bình, tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá đỏ.

  • Phương trình hóa học

4P (r) + 5O2 (k) → 2P2O5 (r)

P2O5(r) + 3H2O (l) → 2H3PO4 (dd)

* Kết luận: Oxit axit + nước → dd axit

2. Nhận biết các dung dịch

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 (đánh số 1,2,3)

Chọn thuốc thử:

+ Quỳ tím

+ Dung dịch BaCl2

+ Quỳ tím

Quỳ tím không đổi màu:

Na2SO4

Dung dịch làm Quỳ tím hoá đỏ: H2SO4, HCl

+ Dung dịch BaCl2 xuất hiện kết tủa trắng:

H2SO4: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

Không phản ứng: HCl

Đối với dạng bài tập này, các bạn học sinh có thể trình bày dưới dạng bảng dưới đây:

H2SO4 loãng HCl Na2SO4

Quỳ tím

Quỳ tím hóa đỏ Quỳ tím hóa đỏ x
Dung dịch BaCl2 kết tủa trắng x

(x) là không phản ứng

(-) đã nhận biết được hóa chất

Phương trình hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + HCl

B. Báo cáo thực hành hóa 9 bài 6

Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, phương trình phản ứng

1. Phản ứng của canxi oxit với nước

Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần 1 -2 ml nước.

+ Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphatalein.

+ Mẩu CaO nhão ra, tan trong nước tỏa nhiệt, tạo thành dung dịch Ca(OH)2

+ Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphatalein chuyển thành màu hồng.

CaO + H2O → Ca(OH)2

CaO chính là oxit bazơ, tác dụng với nước tạo thành bazơ

2. Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước

Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

+ Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Photpho cháy, sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

+ Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

4P + 5O2overset{t^{circ } }{rightarrow}2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

P2O5 là oxit axit, tác dụng với nước tạo axit

3. Nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn, mỗi lọ chứa: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4

+ Lấy ở mỗi lọ một giọt dung dịch nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím

+ Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệm. Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm:

+ Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số …đựng dung dịch Na2SO4.

+ Nếu màu qùy tím đổi sang đỏ, lọ số … và lọ số … đựng dung dịch axit.

+ Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự… là dung dịch H2SO4:

+ Nếu trong ống nghiệm nào không có kết tủa thì lọ ban đầu có số thứ tự … là dung dịch HCl

BaCl2 + H2SO4

BaSO4 + 2HCl

Mời các bạn tham khảo giải bài tập hóa 9 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của Bazơ

………………

Để có thể hoàn thành tốt bài Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit, các bạn học sinh cần chú ý một số nội dung sau:

Nắm chắc các thao tác kĩ nội quy trong phòng thí nghiệm và tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, để tránh mắc phải các sai lầm trong quá trình làm thí nghiệm, dẫn đến tai nạn.

Nội dung bài thực hành bạn đọc cần nắm được tính chất hóa học đã được học ở các bài tính chất hóa học của oxt và tính chất hóa học của axit.

Sau mỗi một bài thực hành thí nghiệm, các bạn cần hoàn thành bản báo, (mẫu đã được TaiLieuViet biên soạn như trên), để nộp cho giáo viên bộ môn theo thời gian quy định.

C. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.

Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.

Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

——————————-

Mời các bạn tham khảo khảo thêm một số tài liệu liên quan 

  • Giải Hóa 9 bài 8: Một số Bazơ quan trọng
  • Giải Hóa 9 Bài 8: Một số Bazơ quan trọng (tiếp theo)
  • Giải Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
  • Giải Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
  • Giải hóa 9 bài 11: Phân bón hóa học
  • Giải Hóa 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Trên đây TaiLieuViet đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Giải Hóa 9 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.