Giải Hóa 9 Bài 22: Luyện tập Chương 2 Kim loại. Tài liệu giúp các bạn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học từ đó vận dụng vào việc giải các bài tập trong SGK.

Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập và nâng cao kiến thức, mời các bạn cùng tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 chương 2

1. Tính chất của Al và Fe

Nhôm (Al) Sắt (Fe)
Tính chất vật lý

– Là kim loại nhẹ, màu trắng, dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

– Nhiệt độ nóng chảy 6600C.

– Là kim loại nặng, màu trắng xám, dẻo, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (kém Al).

– Nhiệt độ nóng chảy 15390C.

– Có tính nhiễm từ.

Tính chất hóa học < Al và Fe có tính chất hóa học của kim loại >
Tác dụng với phi kim

2Al + 3Cl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2AlCl3

4Al + 3O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Al2O3

2Fe + 3Cl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2FeCl3

2Fe + 3Cl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2FeCl3

Tác dụng với axit 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Lưu ý: Al và Fe không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
Tác dụng với dd muối 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu Fe + 2AgNO3 ↓ →Fe(NO3)2 + 2Ag

Tính chất khác

Tác dụng với dd kiềm

nhôm + dd kiềm→ H2

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

<Không phản ứng>
Trong các phản ứng: Al luôn có hóa trị III. Trong các phản ứng: Fe có hai hóa trị: II, III.
Hợp chất

Al2O3 có tính lưỡng tính

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

FeO, Fe2O3 và Fe3O4 là oxit bazo không tan trong nước.

Fe(OH)2 ↓màu trắng

Fe(OH)3 ↓màu đỏ nâu

2. Hợp chất sắt: Gang, thép

Hợp kim Gang Thép
Sắt với cacbon (2 – 5%) và một số nguyên tố khác như Si, Mn S. . Sắt với cacbon (dưới 2%) và các nguyên tố khác như Si, Mn, S .
Tính chất Giòn (không rèn, không dát mỏng được) và cứng hơn sắt,. Đàn hồi, dẻo (rèn, dát mỏng, kéo sợi được), cứng.
Sản xuất

Trong lò cao

– Nguyên liệu: quặng sắt

– Nguyên tắc: CO khử các oxit sắt ở t0 cao.

– Các phản ứng chính:

Phản ứng tạo thành khí CO:

C + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2

C + CO2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2CO

CO khử oxit sắt có trong quặng:

Fe2O3 + 3CO overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Fe + 3CO2.

Fe nóng chảy hoà tan 1 lượng nhỏ

– Trong lò luyện thép.

– Nguyên liệu: gang, khí oxitắc: Oxi hóa các nguyên tố C, Mn, Si, S, P, … có trong gang.

– Các phản ứng chính

Thổi khí oxi vào lò có gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxi hoá các nguyên tố kim loại, phi kim để loại khỏi gang phần lớn các nguyên tố C, Si, Mn, S . . .

Thí dụ: C + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2

Thu được sản phẩm là thép.

3. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Theo chiều giảm dần độ hoạt động của kim loại:

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Lúc khó bà cần nàng may áo giáp sắt nên sang phố hàng đồng á hiệu phi âu.

B. Giải Hóa 9 bài 22 Luyện tập Chương 2 Kim loại

Bài 1 trang 69 SGK Hóa 9

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây:

Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ

Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối

Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Kim loại tác dụng với oxi

3Fe + 2O2overset{t^{o} }{rightarrow} Fe3O

4Na + O2overset{t^{o} }{rightarrow} 2Na2O

Kim loại tác dụng với phi kim

2Fe + 3Cl2overset{t^{o} }{rightarrow} 2FeCl3

Cu + Cl2overset{t^{o} }{rightarrow} CuCl2

Kim loại tác dụng với dung dịch axit

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Kim loại tác dụng với dung dịch muối

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Bài 2 trang 69  SGK Hóa 9

b) Al và HNO3 đặc, nguội

c) Fe và H2SO4 đặc, nguội

d) Fe và dung dịch Cu(NO3)2

Viết các phương trình hóa học (nếu có)

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Xảy ra phản ứng tạo thành muối

2Al + 3Cl2overset{t^{o} }{rightarrow} 2AlCl3

b) Al không tác dụng được với HNO3 đặc, nguội

c) Fe không phản ứng được với H2SO4 đặc, nguội

d) Xảy ra tạo thành muối mới và kim loại

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Bài 3 trang 69 SGK Hóa 9

Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:

  • A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.
  • C và D không phản ứng với dung dịch HCl.
  • B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.
  • D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).

a) B, D, C, A

b) D, A, B, C

c) B, A, D, C

d) A, B, C, D

e) C, B, D, A

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C

B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A

D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C

⇒ Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C

Chọn phương án C.

Bài 4 trang 69 SGK Hóa 9

Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây

a) Al overset{1}{rightarrow} Al2O3overset{2}{rightarrow} AlCl3 overset{3}{rightarrow} Al(OH)3  overset{4}{rightarrow} Al2O3overset{5}{rightarrow} Al overset{6}{rightarrow} AlCl3

b) Fe overset{1}{rightarrow} FeSO4overset{2}{rightarrow} Fe(OH)2overset{3}{rightarrow} FeCl2

c) FeCl3overset{1}{rightarrow} Fe(OH)3overset{2}{rightarrow} Fe2O3overset{3}{rightarrow} Fe overset{4}{rightarrow} Fe3O4

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a.

Al + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} Al2O3

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

2Al(OH)3overset{t^{circ } }{rightarrow} Al2O3 + 3H2O

Al2O3 + 3CO overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Al + 3CO2

2Al + 3Cl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2AlCl3

b.

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

Fe(OH)2 + CuCl2 → FeCl2 + Cu(OH)2

c.

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)3overset{t^{circ } }{rightarrow} Fe2O3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2 Fe + 3H2O

3Fe + 2O2overset{t^{circ } }{rightarrow} Fe3O4

Bài 5 trang 69 SGK Hóa 9

Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học

2A + Cl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2ACl

nA = 9,2/A, nACl = 23,4/(A + 35,5)

=> 9,2. (A + 35,5) =  A.23,4

=> A = 23. Vậy kim loại A là Na

Bài 6 Trang 69 SGK Hóa 9

Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,58 gam.

a) Hãy viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình hóa học:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

1 mol  1 mol        1 mol     1 mol

b) Cứ 1 mol Fe phản ứng tạo thành 1mol Cu thì khối lượng thanh Fe tăng 64 – 56 = 8 (g)

Có x mol Fe phản ứng tăng: 2,58 – 2,5 = 0,08 (g)

=> x = 0,08.1/8 = 0,01 (mol)

nFeSO4 = 0,01 mol ⇒ mFeSO4 = 0,01.152 = 1,52 (g)

mdd CuSO4 = D . V = 1,12.25 = 28 (g)

mCuSO4 = 15.28/100 = 4,2 gam

nCuSO4 = 4,2/160 = 0,026 mol

⇒ CuSO4 dư → nCuSO4 = 0,026 – 0,01 = 0,016 (mol)

Chất sau phản ứng là: FeSO4 và CuSO4

mCuSO4 = 0,016.160 = 2,56 (g)

mdd sau pư = 28 + 2,5 – 2,58 = 27,92 (g)

C% FeSO4 = 1,52/27,92.100% = 5,44 %

C% CuSO4 dư = 2,56/27,92.100% = 9,17%

Bài 7 trang 69 SGK Hóa 9

Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑ (1)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑ (2)

b) nH2 = 0,56/22,4 = 0,025 mol

nAl = x mol; nFe = y mol.

Theo pt (1) nH2 = 3/2. nAl = 3/2. x mol

Theo pt (2) nH2 = n Fe = y mol

nH2 = 3/2x + y = 0,025 mol.

mhh = 27x + 56y = 0,83.

Giải hệ phương trình ta có: x = 0,01; y = 0,01

mAl = 0,01 . 27 = 0,27g

mFe = 0,01 . 56 = 0,56g

%mAl = 0,27/0,83100% = 32,53%

%mFe = 100% – 32,53% = 67,47%

…………………………………….

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Hóa học 9 Bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại
  • Giải bài tập SGK Hóa học lớp 9 bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

TaiLieuViet đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Giải bài tập Hóa 9 Bài 22 SGK: Luyện tập Chương 2 Kim loại tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.