TaiLieuViet mời bạn đọc tham khảo tài liệu Giải Hóa 12 bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng, chắc chắn bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Hóa học 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

A. Nhắc lại nội dung lý thuyết cần nắm chắc

1. Tính chất hóa học của natri và hợp chất của natri

a) Na có tính khử mạnh: Na → Na+ + e

Ví dụ:

Cháy trong oxi: 2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)

Tác dụng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Tác dụng với dung dịch axit: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

b) Hợp chất của Natri

NaOH: Là bazơ mạnh tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

NaOH → Na+ + OH-

NaHCO3: là hợp chất lưỡng tính

Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Tác dụng với bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2. Tính chất hóa học của Magie

Mg có tính khử mạnh: Mg → Mg2+ + 2e

Ví dụ:

Tác dụng với phi kim: 2Mg + O2 → 2MgO

Tác dụng với axit loãng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường.

3. Tính chất hóa học của nhôm và hợp chất của nhôm

a) Al có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e

Ví dụ:

Tác dụng với halogen: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Tác dụng với axit: 2Al + 6H+ (loãng) → 2Al3+ + 3H2

Tác dụng với kim loại: Al + M2On → Al2O3 + M

Tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2

Tác dụng với nước: Bề mặt nhôm có lớp oxit bền không cho nước và khí thấm qua.

b) Hợp chất quan trọng của nhôm

Nhôm oxit (Al2O3) là oxit lưỡng tính:

Nhôm hidroxit – Al(OH)3: Là chất kết tủa keo, màu trắng, là hidroxit lưỡng tính

B. Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

Hóa chất: dung dịch phenolphtalein, mẩu natri nhỏ,…

Cách tiến hành:

Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất ( khoảng 3/4 ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo (hình 6.8a).
Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu kim loại Mg, và ống thứ ba một mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit.
Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.

Hiện tượng:

Khi chưa đun:

+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích:

Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

Ống 2 +3: Không có hiện tượng do Mg phản ứng chậm với H2O còn Al có lớp bảo vệ Al(OH)3.

Khi đun sôi:

Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích:

Ống 2: Mg tác dụng với nước nhanh hơn tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước.

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ ,…

Hóa chất: dung dịch NaOH loãng, mẩu nhôm.

Cách tiến hành:

Rót 2 – 3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm.

Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn.

Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.

Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…

Hóa chất: dung dịch AlCl3, dung dịch NH3, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH

Cách tiến hành:

Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3ml dung dịch AlCl3 rồi nhỏ dung dịch NH3 dư vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3.

Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ.

Nhỏ dung dịch NaOH vào ống kia, lắc nhẹ.

Hiện tượng:Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng

Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.

Kết tủa trắng tan.

Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

Kết tủa trắng xuất hiện rồi lại tan.

Kết tủa trắng là Al(OH)3 sau đó tan trong axit dư.

NaAlO2 + H2O + HCl → Al(OH)3 + NaHCO3.

Két luận: Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

Mời các bạn xem chi tiết bản báo cáo bài thực hành hóa 12 bài 30 tại:Báo cáo thực hành bài 30 Hóa học 12

C. Lưu ý trong quá làm bài thực hành Hóa 12 bài 30

Trên đây TaiLieuViet đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Giải Hóa 12 bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng. Nội dung bài thực hành hóa học 12 bài 20 gồm 3 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Chú ý quan sát thao tác làm thí nghiệm, hướng dẫn của giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý thao tác cầm dụng cụ, sử dụng hóa chất: kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ….

+ Đọc bài và chuẩn bị thật kĩ nội dung bài thực hành hóa 12 bài 16 trước khi đến lớp

————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 12 bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng. Để có thế hoàn thành tốt bài thực hành trên, các bạn cần nắm chắc các nội dung lý thuyết của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng. Soạn bài chuẩn bị bài thật tốt. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp bạn đọc viết bản tường trình tốt hơn.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 26: Kim loại kiềm thổ
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 31: Sắt
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 32: Hợp chất của sắt
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 33: Hợp kim của sắt
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt