TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập.

  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 26: Kim loại kiềm thổ

Giải bài tập Hóa học 12: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng vừa được TaiLieuViet.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp 6 bài tập trong sách giáo khoa môn Hóa học lớp 12 bài 28 Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 132 SGK Hóa học 12

A. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài 28

1. Kim loại kiềm và kiềm thổ 

Vị trí trong bảng tuần hoàn Cấu hình electron lớp ngoài cùng Tính chất hóa học đặc trưng Điều chế
Kim loại kiềm Nhóm IA ns1

Có tính khử mạnh nhất trong các kim loại

M → M+ + e

Điện phân muối halogen nóng chảy

2MX overset{đpnc}{rightarrow} 2M + X2

Kim loại kiềm thổ Nhóm IIA ns2

Có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm

M → M2+ + 2e

MX2overset{đpnc}{rightarrow} M + X2

2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

NaOH: là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

NaHCO3: tác dụng được với axit và kiềm.

Na2CO3: là muối của axit yếu, có đầy đủ tính chất chung của muối.

KNO3: 2KNO3 → 2KNO2 + O2

3. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Ca(OH)2: là bazơ mạnh.

CaCO3: CaCO3 → CaO + CO2

Ca(HCO3)3: Ca(HCO3)3 → CaCO3 + CO2 + H2O

CaSO4: tùy theo lượng nước kết tinh có trong tinh thể ta có; thạch cao sống CaSO4.2H2O); thạch cao nung (CaSO4. H2O); thạch cao khan (CaSO4).

4. Nước cứng

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên.

Phân loại:

Nước cứng có tính cứng tạm thời: chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: chứa các muối clorua và sunfat của canxi và magie.

Nước cứng có tính cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

Cách làm mềm nước cứng: phương pháp kết tủa và phương pháp trao đổi ion.

B. Giải bài tập Hóa 12 bài 28

Bài 1 trang 132 SGK Hóa 12

Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua. Khối lượng hidroxit trong hỗn hợp là:

A. 1,17 g và 2,98 g

B. 1,12 g và 1,6 g

C. 1,12 g và 1,92 g

D. 0,8 g và 2,24 g

x (mol)                x (mol)

KOH + HCl → KCl + H2O

y mol                y mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và KOH

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

begin{array}{l}
left{ begin{array}{l}
40x + 56y = 3,04\
58,5x + 74,5y = 4,15
end{array} right. =  > left{ begin{array}{l}
x = 0,02\
y = 0,04
end{array} right.\
{m_{NaOH}} = 0,02.40 = 0,8gam\
{m_{KOH}} = 0,04.56 = 2,24gam
end{array}

Bài 2 trang 132 SGK Hóa 12

Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 10g.

B. 15g.

C. 20g.

D. 25g.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án C.

Số mol CO2 là nCO2 = 6,72/22,4=0,3(mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,25 mol 0,25 mol   0,25 mol

CO2 dư sau phản ứng là 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)

Xảy ra phản ứng

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)

0,05 mol     0,05 mol

Như vậy CaCO3 không bị hòa tan 0,25 – 0,05 = 0,2(mol)

Khối lượng kết tủa thu được là m = 0,2.100 = 20(g)

Bài 4 trang 132 SGK Hóa 12

Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

x                                             x                 mol

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

y                                            y                mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(x+y)       (x+y)                                       mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và BaCO3 trong 28,1 gam hỗn hợp.

Để lượng kết tủa CaCO3 thu được là lớn nhất thì số mol CO2 = số mol Ca(OH)2

→ x + y = 0,2

%mMgCO3 = (84x.100)/28,1 = a => x = 28,1a/84.100 (1)

%mBaCO3 = 197y.100/28,1 = (100 – a) => y = 28,1(100-a)/(197.100) (2)

(1), (2) => frac{28,1a}{84.100} + frac{28,1left(100 - aright)}{197.100} = 0,2 =  > a = 29,89%

Bài 5 trang 132 SGK Hóa 12

Cách nào sau đây có thể điều chế được kim loại Ca?

A. Điện phân dung dịch có màng ngăn.

B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

C. Dùng Al để khử oxit CaO ở nhiệt độ cao.

D. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

Bài 6 trang 132 SGK Hóa 12

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là:

A. 0,05 mol.

B. 0,06 mol.

C. 0,07 mol.

D. 0,08 mol.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Số mol CaCO3 là nCaCO3 = 3/100 = 0,03 (mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

0,03 ⇐ 0,03 (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

0,04 ⇐ 0,02 (mol)

Số mol CaCO3 kết tủa thêm: nCaCO3 (3) = 0,02 mol.

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (3)

0,02 ⇐ 0,02 (mol)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO2 = a = 0,03 + 0,04 = 0,07 (mol).

>> Mời các tham khảo thêm giải bài tập Hóa 12 bài tiếp theo tại: Giải bài tập Hóa 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

C. Giải SBT Hóa 12 bài 28 Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 12 bài 28:Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. Để củng cố, nâng cao kiến thức bài học. Cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng giải bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung, làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập Hóa 12 bài 28.

Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. TaiLieuViet đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 12 bài 28 tại:

  • Giải SBT Hóa 12 bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 31: Sắt
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 32: Hợp chất của sắt