Giải Hóa 10 Bài 5: Lớp, phân lớp, cấu hình electron Cánh diều được TaiLieuViet biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi, thảo luận, bài tập sách giáo khoa Hóa 10 Cánh diều bài 5. Hy vọng nội dung tài liệu đem đến các kiến thức bổ ích, phương pháp làm bài tập hay dành cho các bạn. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

>> Bài trước đó: Giải Hóa 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và Orbital nguyên tử

A. Trả lời câu hỏi và thảo luận

Câu 1 trang 26 SGK Hóa 10 Cánh diều

Vì sao số AO trong một lớp luôn bằng một nửa số electron tối đa thuộc lớp đó?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vì lớp thứ n có n2 AO và số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2 nên số AO trong một lớp luôn bằng một nửa số electron tối đa thuộc lớp đó.

>> Trao đổi thêm: Vì sao số AO trong một lớp …

Câu 2 trang 27 SGK Hóa 10 Cánh diều

Các ô (1), (2), (3), (4) trong hình dưới đây liên hệ với nội dung nào về cấu tạo lớp vỏ nguyên tử?

Câu 2 trang 27 SGK Hóa 10 Cánh diều

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Ô (1): Lớp K.

Ô (2): Lớp L.

Ô (3): Lớp M.

Ô (4): Lớp N.

Câu 3 trang 27 SGK Hóa 10 Cánh diều

Lớp electron thứ tư (n = 4) có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Lớp electron thứ tư (n = 4) có 4 phân lớp và kí hiệu là 4s, 4p, 4d, 4f.

Câu 4 trang 27 SGK Hóa 10 Cánh diều

Tính số electron tối đa (bão hòa) trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Số lượng AO trong mỗi phân lớp:

+ Phân lớp ns chỉ có 1 AO => Số eletron tối đa là 2

+ Phân lớp np có 3 AO => Số eletron tối đa là 6

+ Phân lớp nd có 5 AO => Số eletron tối đa là 10

+ Phân lớp nf có 7 AO => Số eletron tối đa là 14

>> Trao đổi thêm: Lớp electron thứ tư (n = 4) …

B. Trả lời câu hỏi luyện tập

Câu 1 Trang 27 SGK Hóa 10 Cánh diều

Lớp ngoài cùng của nitrogen (Z = 7) có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?

+ Lớp K có 2 electron.

+ Lớp L có 5 electron.

⇒ Lớp ngoài cùng có 5 electron và 4 AO

Câu 2 Trang 28 SGK Hóa 10 Cánh diều

Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 20

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Z Cấu hình electron
Z = 1 1s1
Z = 2 1s2
Z = 3 1s22s1
Z = 4 1s22s2
Z = 5 1s22s22p1
Z = 6 1s22s22p2
Z = 7 1s22s22p3
Z = 8 1s22s22p4
Z = 9 1s22s22p5
Z = 10 1s22s22p6
Z = 11 1s22s22p63s1
Z = 12 1s22s22p63s2
Z = 13 1s22s22p63s23p1
Z = 14 1s22s22p63s23p2
Z = 15 1s22s22p63s23p3
Z = 16 1s22s22p63s23p4
Z = 17 1s22s22p63s23p5
Z = 18 1s22s22p63s23p6
Z = 19 1s22s22p63s23p64s1
Z = 20 1s22s22p63s23p64s2

Câu 3 Trang 29 SGK Hóa 10 Cánh diều

Biểu diễn cấu hình theo ô orbital (chỉ với lớp ngoài cùng) các nguyên tử có Z từ 1 đến 20. Xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Z Cấu hình electron

Cấu hình theo ô orbital

(chỉ với lớp ngoài cùng)

Số electron độc thân
Z = 1 1s1 1s1 1
Z = 2 1s2 1s2 0
Z = 3 1s22s1 1s1 1
Z = 4 1s22s2 1s2 0
Z = 5 1s22s22p1 z = 5 1
Z = 6 1s22s22p2 z = 6 2
Z = 7 1s22s22p3 z = 7 3
Z = 8 1s22s22p4 z=8 2
Z= 9 1s22s22p5 z= 9 1
Z= 10 1s22s22p6 z= 10 0
Z= 11 1s22s22p63s1 1s1 1
Z= 12 1s22s22p63s2 1s2 0
Z= 13 1s22s22p63s23p1 z = 5 1
Z= 14 1s22s22p63s23p2 z = 6 2
Z= 15 1s22s22p63s23p3 z = 7 3
Z= 16 1s22s22p63s23p4 z=8 2
Z= 17 1s22s22p63s23p5 z= 9 1
Z= 18 1s22s22p63s23p6 z= 10 0
Z= 19 1s22s22p63s23p64s1 1s1 1
Z= 20 1s22s22p63s23p64s2 1s2 0

>> Trao đổi thêm: Biểu diễn cấu hình theo ô orbital …

Câu 4 Trang 30 SGK Hóa 10 Cánh diều

Dự đoán tính chất hóa học cơ bản (tính kim loại, tính phi kim) của các nguyên tố có Z từ 1 đến 20.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Z Cấu hình electron Tính chất hóa học cơ bản
Z = 1 1s1
Z = 2 1s2 Tính kim loại
Z = 3 1s22s1 Tính kim loại
Z = 4 1s22s2 Tính kim loại
Z = 5 1s22s22p1 Tính kim loại
Z = 6 1s22s22p2 Tính phi kim
Z = 7 1s22s22p3 Tính phi kim
Z = 8 1s22s22p4 Tính phi kim
Z = 9 1s22s22p5 Tính phi kim
Z = 10 1s22s22p6
Z = 11 1s22s22p63s1 Tính kim loại
Z = 12 1s22s22p63s2 Tính kim loại
Z = 13 1s22s22p63s23p1 Tính kim loại
Z = 14 1s22s22p63s23p2 Tính phi kim
Z = 15 1s22s22p63s23p3 Tính phi kim
Z = 16 1s22s22p63s23p4 Tính phi kim
Z = 17 1s22s22p63s23p5 Tính phi kim
Z = 18 1s22s22p63s23p6
Z = 19 1s22s22p63s23p64s1 Tính kim loại
Z = 20 1s22s22p63s23p64s2 Tính kim loại

C. Giải bài tập trang 30 SGK Hóa 10 Cánh diều

Bài 1 trang 30 SGK Hóa 10 Cánh diều

Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi.

(b) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2s.

(c) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2p.

(d) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s gần năng lượng của electron thuộc AO 2p.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Sai. Các orbital s đều có dạng hình cầu.

(b) Đúng. Electron thuộc các lớp khác nhau, càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.

(c) Sai. Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

(d) Đúng. Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

>> Trao đổi thêm: Những phát biểu nào sau đây là đúng? …

Bài 2 trang 30 SGK Hóa 10 Cánh diều

Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron, trong đó có một electron độc thân. Vậy X có thể là những nguyên tố nào?

Hướng dẫn giải bài tập

X có hai lớp electron và có một electron độc thân

X có thể là Li (Z = 3):1s22s1

hoặc F (Z = 9): 1s22s22p5.

>> Trao đổi thêm: Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron …

Bài 3 trang 30 SGK Hóa 10 Cánh diều

Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách thêm hoặc bớt electron, bắt đầu từ phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.

a) Viết cấu hình electron của Na+ và Cl-.

b) Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl-, electron này xếp vào AO thuộc phân lớp nào của Cl? AO đó là AO trống, chứa 1 hay 2 electron?

Hướng dẫn giải bài tập

a)

Na (Z = 11)

Cấu hình electron: 1s22s22p63s1

⇒ Na+: 1s22s22p6.

Cl (Z = 17)

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5

⇒ Cl-: 1s22s22p63s23p6.

b) Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl-, electron này xếp vào AO thuộc phân lớp p của Cl. AO đó là AO chứa 1 electron.

Bài 3 trang 30 SGK Hóa 10 Cánh diều

>> Trao đổi thêm: Cấu hình electron của ion được thiết lập …

>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 Bài 6: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

———————————————–

Như vậy, TaiLieuViet.vn đã gửi tới các bạn Giải Hóa 10 Bài 5: Lớp, phân lớp, cấu hình electron Cánh diều. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh Diều và Toán 10 Cánh Diều, Sinh 10 Cánh Diều đầy đủ khác.