Giải GDQP 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương CD được TaiLieuViet.vn hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK GDQP 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Luyện tập trang 78 SGK GDQP 10 CD

An rủ Toàn tắm ở hồ cạnh nhà hai bạn. Toàn nói: “Vừa đá bóng xong xuống nước dễ bị chuột rút lắm”. An không nghe, cứ tắm. Toàn ngồi chờ, một lúc lâu không thấy An vội nhảy xuống hồ, lặn mấy hơi thì túm được tóc An lôi vào bờ. Toàn vác An dốc ngược lên vai chạy mấy vòng rồi lại đặt An nằm nghiêng, dùng tay móc đờm, dãi, sau đó ha hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. May sao, An đã thở được. Toàn mừng quá gọi bố mẹ An đến.

Em hãy nhận xét, góp ý về những việc làm của An và Toàn trong câu chuyện trên.

Lời giải

– Trong câu chuyện trên,

+ Bạn An: chủ quan, không nghe thoe ý kiến của Toàn và kết quả đã bị chuột rút khi xuống nước.

+ Bạn Toàn: đưa ra lời khuyên, và đã kịp thời cứu được An.

– Bài học rút ra: sau khi hoạt động mạnh không được xuống nước bơi ngay lập tức vì sẽ dẫn đến bị chuột rút, rất nguy hiểm. Chúng ta phải khởi động các khớp trước khi xuống nước.

Vận dụng 1 trang 85 SGK GDQP 10 CD

Em hãy trình bày trước lớp bảng quy tắc đơn giản sơ cứu 1 số tai nạn thông thường áp dụng cho các thành viên gia đình em?

Lời giải

Bảng quy tắc sơ cứu một số tai nạn thông thường

Tai nạn

Cách sơ cứu

Bong gân

– Chườm đá lạnh vào ku vực sưng đau 20 – 30 phút

– Băng ép và cố định tạm thời nơi bị tổn thương

– Nếu bong gân nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Bỏng

– Loại trừ nguyên nhân gây bỏng cho nạn nhân

– Ngâm vết bỏng vào nước lạnh để giảm đau

– Băng ép vùng bị tổn thương

– Nếu bỏng nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Đuối nước

– Tìm kiếm sự trợ giúp của người khác, đồng thời đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn

– Đặt nạn nhân nằm nghiêng ở chỗ khô, ráo, móc đờm, dãi,… Ở miệng nạn nhân

– Hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoiaf lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở ý tế gần nhất

Điện giật

– Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện

– Nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo

– Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện

Ngất

– Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát; nới quần áo để máu dễ lưu thông

– Kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân và giật tóc mai

– Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạ nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Rắn cắn

– Băng ép khi bị cắn bởi rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số loài rắn hổ mang thường; không băng ép khi bị rắn lục cắn

– Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp

– Có thể rửa vết cắn bằng nước sạch với xà phòng rồi sát trùng

– Trấn an nạn nhân, không để nạn nhân tự đi lại

– Sau khi sơ cứu chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Say nắng, say nóng

– Chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát

– Cởi bớt trang phục, nới lỏng quần áo, tháo tất

– Cho nạn nhân uống nức mát và trườm nước mát vào trán, gáy, nách, bẹn…

– Trường hợp nặng, sau khi sơ cứu chuyển ngay đến cư sở y tế gần nhất

Vận dụng 2 trang 85 SGK GDQP 10 CD

Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp sơ đồ hướng dẫn 1 số cách sơ cứu tai nạn thông thường áp dụng cho học sinh ở trường em đang học?

Lời giải

(*) Tham khảo: Các bước sơ cứu nạn nhân bị say nắng

– Bước 1: gọi xe cấp cứu

– Bước 2:

+ Di chuyển nạn nhân đến nơi râm, mát

+ Nới lỏng trang phục/ cởi bỏ trang phục không cần thiết để máu dễ lưu thông

– Bước 3: làm mát cơ thể nạn nhân

– Bước 4:

+ Đánh giá mức độ tỉnh táo của người say nắng

+ Nếu người bị say nắng đã tỉnh táo thì đỡ nạn nhân dậy, cho uống dung dịch bôt sung chất điện giải

+ Nếu người bị say nắng chưa tỉnh dậy, hãy tiếp tục làm mát cơ thể nạn nhân trong lúc chờ xe cấp cứu.

(*) Trình bày dưới dạng sơ đồ

Giải GDQP 10 Bài 2

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải GDQP 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương CD. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CD, Ngữ văn 10 CD…