Giải Địa 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 được TaiLieuViet đăng tải sau đây bao gồm đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 9 bài 5. Lời giải bài tập Địa lí 9 này là tài liệu tham khảo hay giúp học sinh biết cách phân tích và so sánh tháp dân số. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, mời các em cùng tham khảo.

I. Mức độ cần đạt

– Hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.

– Hiểu được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Phân tích và so sánh Tháp dân số.

II Gợi ý nội dung thực hành

1. Phân tích và so sánh hai Tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Trả lời:

Đặc điểm

Tháp dân số 1989

Tháp dân số 1999

Hình dạng

– Đáy mở rộng

– Thân thu hẹp

– Đỉnh hẹp và thấp

– Nhóm tuổi 0 – 14 có tỉ lệ khá cao: 39%

– Chân của đáy tháp thu hẹp Hình dạng

– Thân mở rộng

– Đỉnh rộng và cao hơn

– Nhóm tuổi 0 – 14 có tỉ lệ tương đối thấp: 33,5%

Cơ cấu dân số – Theo độ tuổi (%)

– Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ lệ cao 53,8%

– Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ lệ cao hơn 58,4%
– Nhóm tuổi > 60 có tỉ lệ cao hơn trước với 8,1%

Tỉ lệ dân số phụ thuộc (%)

– Nhóm tuổi > 60 tương đối thấp: 7,2%

Cao: 46,2/53,8 = 85,8%

Tương đối cao: 41,6/58,4 = 71,2%

2. Nhận xét sự và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi.

Trả lời:

Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực:

– Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống 33,5% (giảm 5,5%), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh. Đặc biệt, nhận thức về kế hoạch hoá gia đình của người dân được nâng cao.

– Nhóm tuổi 15 – 59 tăng khá nhanh, từ 53,8% lên 58,4% (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.

– Nhóm tuổi > 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.

3. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số đôi với phát triển kỉnh tế – xã hội. Biện pháp khắc phục khó khăn.

Trả lời:

a) Thuận lợi Do cơ cấu dân số trẻ nên đất nước có nguồn lao động đựợc bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển.

b) Khó khăn – Lớp người phụ thuộc chiếm tỉ lệ còn cao (71,2%), đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với lớp người cao tuổi tăng.

– Lớp tuổi lao động ngày càng cao (58,4%), gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác.

c) Biện pháp – Giáo dục ý thức về kế hoạch hoá gia đình kết hợp với việc áp dụng các biện pháp y tế để giảm nhanh tỉ lệ sinh.

– Tập trung đầu tư vào giáo dục — đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Giải Địa 9 bài 5

Bài 1 (trang 18 sgk Địa Lí 9):

Quan sát tháp tuổi dân số năm 1989 và năm 1999.

Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:

– Hình dạng của tháp

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc

Lời giải:

+ Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao (năm 1989 : 85,8%, năm 1999: 71,2%)

(tỉ lệ phụ thuộc: tỉ số giữa người chưa đến độ tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước).

Bài 2 (trang 18 sgk Địa Lí 9): 

Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Lời giải:

Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta có sự thay đổi.

– Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, từ 39% năm 1989 xuống còn 33, 5% năm 1999 (giảm 5, 5%), do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

– Nhóm tuổi 15 – 59 tăng, từ 53,8% năm 1989 lên 58,4% năm 1999 (tăng 4,6%) , do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

– Nhóm tuổi trên 60 tăng, từ 7,2% năm 1989 lên 8,1% năm 1999 (tăng 0,9%) , do chất lượng cuộc sống được cải thiện; những tiến bộ của ngành y tế …

Bài 3 (trang 18 sgk Địa Lí 9):

Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

Lời giải:

– Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

+ Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế …

+ Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế …

– Biện pháp:

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.

+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

+ Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

…………………….

Giải SGK Địa 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 được TaiLieuViet chia sẻ trên đây nhằm giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong bài và rèn luyện kĩ năng giải bài tập Địa lí 9. Để xem lời giải những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải bài tập Địa 9 trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải bài tập SGK theo từng bài học, giúp các em nắm chắc kiến thức được học.

Ngoài tài liệu trên, mời các em tham khảo thêm một số tài liệu khác liên quan đến môn Địa như:  Địa lý lớp 9, Lý thuyết môn Địa lí lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải Vở BT Địa Lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất… và nhiều tài liệu khác có tại: Tài liệu học tập lớp 9

Bài tiếp theo: Giải Địa 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam