Giải Địa 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất CTST vừa được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 26 SGK Địa 10 CTST

Vì sao hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Vì sao một số nơi trên Trái Đất lại có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông? Tại sao trận bóng đá đang diễn ra tại một quốc gia này, nhưng các nước trên thế giới lại xem trực tiếp vào các giờ khác nhau?

Lời giải

Các hiện tượng địa lí như ngày đêm luân phiên, sự phân mùa, giờ trên Trái Đất,… do Trái Đất có dạng hình cầu và thực hiện chuyển động tự quay quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời.

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu hỏi trang 26 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết vì sao ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.

Giải Địa 10 Bài 5

Lời giải

Trên Trái Đất có ngày và đêm diễn ra luân phiên là do

– Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

– Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.

Câu hỏi trang 27 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết Trái Đất được chia thành bao nhiêu múi giờ. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?

– Giải thích vì sao ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến.

Giải Địa 10 Bài 5

Lời giải

* Múi giờ

– Trên Trái Đất làm 24 múi giờ (khu vực giờ).

– Mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

* Ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến là do múi giờ thường được quy định theo đường biên giới quốc gia, các đường biên giới quốc gia không thẳng (có nước diện tích nhỏ, nước diện tích lớn). Một số nước chia làm nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì,…

II. Hệ quả chuyển động quanh mặt trời của trái đất

Câu hỏi trang 28 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 5.4 và thông tin trong bài, em hãy:

– Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

– Nhận xét và giải thích sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa.

Giải Địa 10 Bài 5

Lời giải

– Thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa hạ: đêm ngắn, ngày dài.

+ Mùa thu: đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại.

+ Mùa đông: đêm dài, ngày ngắn.

– Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.

Câu hỏi trang 29 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 5.5 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ theo các gợi ý sau:

– Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?

– Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?

– Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.

Giải Địa 10 Bài 5

Lời giải

– Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.

– Các ngày đặc biệt

+ Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía gần Mặt Trời, nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, vì vậy có ngày dài hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì ngày kéo dài 24 giờ (gọi là ngày địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên có diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn, vì vậy có ngày ngắn hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ (gọi là đêm địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Ngày 21-3 và 23-9, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, cả hai bán cầu hướng về phía Mặt Trời với khoảng cách bằng nhau nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau, vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn Trái Đất.

– Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.

Luyện tập và vận dụng trang 30 SGK Địa 10 CTST

Luyện tập 1 trang 30 SGK Địa 10 CTST: Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Lời giải

Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

* Trên Trái Đất có ngày và đêm diễn ra luân phiên là do

– Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

– Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.

* Giờ trên Trái Đất

– Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

– Trái Đất làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một mái sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.

– Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Số thứ tự các múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía đông. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

– Ranh giới các múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến mà thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.

– Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

Luyện tập 2 trang 30 SGK Địa 10 CTST: Lập sơ đồ các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Lời giải

Sơ đồ các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Giải Địa 10 Bài 5

Vận dụng trang 30 SGK Địa 10 CTST: Trận chung kết World Cup, năm 2018 diễn ra ở Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) được truyền hình trực tiếp trên thế giới vào 19 giờ ngày 15-7-2018. Người hâm mộ Việt Nam và Ác-hen-ti-na (Argentina) sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào ngày, giờ nào?

Lời giải

– Công thức tính giờ: Tm = To + m

Trong đó:

Tm: giờ múi

To: giờ GMT

m: số thứ tự của múi giờ

– Để dễ hình dùng, chúng ta có thể lập bảng dưới đây

Quốc gia

Liên bang Nga

Việt Nam

Ác-hen-ti-na

Múi giờ

+ 3

+ 7

– 3

Giờ

19

21

13

Ngày

15-7-2018

15-7-2018

15-7-2018

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất CTST. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CTST, Lịch sử 10 CTST…