Giải Địa 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại CTST được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Mở đầu trang 133 SGK Địa 10 CTST

Ngành thương mại có vai trò và đặc điểm gì nổi bật? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ngành thương mại? Tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại trên thế giới như thế nào?

Lời giải

– Vai trò: Là hoạt động dịch vụ quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

– Đặc điểm: Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

– Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế, quy mô dân số, toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học – công nghệ,…

– Ngành thương mại trên thế giới ngày càng phát triển và phân bố ngành rộng khắp nhưng khác nhau giữa các nước, khu vực trên thế giới.

I. Vai trò và đặc điểm

Câu hỏi trang 133 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Nêu vai trò của ngành thương mại.

– Trình bày đặc điểm của ngành thương mại.

Lời giải

* Vai trò

Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.

– Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.

– Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

– Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.

– Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm

– Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường.

– Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu.

– Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển.

– Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành thương mại

Câu hỏi trang 134 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại.

Lời giải

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành thương mại như:

– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại.

– Tiến bộ khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.

– Các nhân tố khác: vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, điều kiện tự nhiên,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại.

III. Tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại trên thế giới

Câu hỏi trang 134 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương.

Lời giải

Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương

Nội thương

Ngoại thương

Tình hình phát triển

– Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

– Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.

– Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.

– Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.

– Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

– Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

– Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

Phân bố

– Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

– Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

– Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

– Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

– Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,…

Luyện tập và vận dụng trang 136 SGK Địa 10 CTST

Luyện tập trang 136 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy tính cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020.

Giải Địa 10 Bài 36

Lời giải

– Công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu – nhập khẩu (triệu USD hoặc tỉ USD).

– Áp dụng công thức, ta tính được bảng dưới đây

Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2010

2012

2014

2016

2018

2020

Cán cân xuất nhập khẩu

547

735

620

545

599

731

Vận dụng trang 136 SGK Địa 10 CTST

Em hãy cho biết hoạt động nội thương có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế

Lời giải

– Học sinh tìm hiểu thông tin qua các tư liệu địa phương hoặc internet.

– Ví dụ:

Vai trò của nội thương đối với một số địa phương ở vùng núi

+ Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

+ Góp phần làm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

+ Sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các gia đình diễn ra bình thường,…

Đối với từng địa phương, nội thương có những vai trò khác nhau.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Ngữ văn 10 CTST…