Giải Địa 10 Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp CTST được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Mở đầu trang 111 SGK Địa 10 CTST

Những nội dung này được thể hiện như thế nào trong các ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, điện lực, khai thác quặng kim loại, điện tử – tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm?

Lời giải

Mỗi ngành công nghiệp có vai trò, đặc điểm và tình hình phát triển khác nhau. Việc tìm hiểu về vai trò, đặc điểm phát triển, tình hình phân bố của các ngành công nghiệp là cần thiết, nhằm sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực để phát triển đất nước.

I. Công nghiệp khai thác than, dầu khí

Câu hỏi trang 111 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào bảng 30, hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Trình bày vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than, dầu khí.

– Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới.

Giải Địa 10 Bài 30

Lời giải

Vai trò, đặc điểm và phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí

Vai trò

Đặc điểm

Phân bố

Khai thác than

– Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

– Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

– Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm.

– Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

Sản lượng than khai thác toàn thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục gia tăng, từ 4,7 tỉ tấn

(năm 1990) lên 7,7 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia sản xuất than lớn hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…

Khai thác dầu khí

– Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống.

– Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

– Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

– Công nghiệp khai thác dầu khí xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

– Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

– Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

– Sản lượng dầu khai thác toàn thế giới nhìn chung có sự gia tăng, từ 3,1 tỉ tấn (năm 1990) lên 4,1 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

– Sản lượng khí tự nhiên khai thác vẫn tiếp khí tục gia tăng, từ 1 969,7 tỉ mỏ (năm 1990) lên 3 853,7 tỉ m (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…

II. Công nghiệp khai thác quặng kim loại

Câu hỏi trang 112 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại.

– Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới.

Lời giải

– Vai trò

+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

– Đặc điểm

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.

+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,…

+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).

– Phân bố

+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,…

+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,…

III. Công nghiệp điện lực

– Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

– Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới.

Lời giải

– Vai trò

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc CNH – HĐH ở các quốc gia.

+ Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, củng cố an ninh quốc phòng.

– Đặc điểm

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

– Phân bố

+ Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng.

+ Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản,…

IV. Công nghiệp điện tử – tin học

Câu hỏi trang 114 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào hình 30.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử – tin học.

– Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện tử – tin học trên thế giới.

Lời giải

– Vai trò

+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao.

+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

– Đặc điểm

+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).

+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

– Phân bố

+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.

+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

V. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu hỏi trang 115 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào hình 30.5, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

– Giải thích vì sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển.

Lời giải

– Vai trò

+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.

+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

– Đặc điểm

+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt – may, da giày, giấy – in,…

+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.

+ Thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới do ngành này tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn nên quay vòng vốn nhanh, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu,…

VI. Công nghiệp thực phẩm

Câu hỏi trang 116 SGK Địa 10 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, hình 30.5 và hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm.

– Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm.

Lời giải

– Vai trò

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

– Đặc điểm

+ Đa dạng về cơ cấu ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt,…

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

– Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới -> Sự phân bố này chủ yếu do vài trò và đặc điểm của ngành tạo ra.

Luyện tập và vận dụng trang 116 SGK Địa 10 CTST

Luyện tập 1 trang 116 SGK Địa 10 CTST

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học.

Lời giải

Giải Địa 10 Bài 30

Luyện tập 2 trang 116 SGK Địa 10 CTST

Cho ví dụ về một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm.

Lời giải

Một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm

– Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.

– Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản.

– Chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động, thực vật.

– Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột,…

Vận dụng trang 116 SGK Địa 10 CTST

Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.

Lời giải

– Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo, tư liệu và internet.

– Một đoạn thông tin về dệt may Việt Nam

Dệt may được coi là một trong những lĩnh vực chủ chốt của nhiều nền kinh tế, quy mô thương mại của thị trường dệt may toàn cầu chiếm từ 8 – 8,8% tổng thương mại toàn cầu, tính theo trị giá, đạt khoảng 1.400 – 1.550 tỷ USD.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại dệt may toàn cầu đã mở rộng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,3% trong giai đoạn 2016 – 2019. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại ngành dệt may toàn cầu giảm 3,89% so với năm 2019.

Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu – phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng…, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp CTST. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Ngữ văn 10 CTST…