Giải Công nghệ 10 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt KNTT được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Mở đầu trang 6 SGK Công nghệ 10 KNTT

Trồng trọt ở Việt Nam có vai trò và triển vọng gì trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0? Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt nhằm mục đích gì? Những công nghệ nào đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới?

Lời giải

* Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0 là:

– Đảm bảo an ninh lương thực

– Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

– Tham gia vào xuất khẩu

– Tạo việc làm cho người lao động

* Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0 là:

– Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu

– Hướng tới nền nông nghiệp 4.0

* Mục đích của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt là:

– Tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản

– Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội để đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

* Những công nghệ đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam:

– Cơ giới hóa trong trồng trọt

– Công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt

– Công nghệ tưới nước tự động tiết kiệm

– Công nghệ nhà kính

I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát và nêu vai trò của các sản phẩm trồng trọt trong Hình 1.1

Giải Công nghệ 10 Bài 1

Lời giải

STT

Sản phẩm

Vai trò

1

Gạo

– Đảm bảo an ninh lương thực

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

– Tham gia xuất khẩu

– Tạo việc làm cho người lao động

2

Ngô

– Đảm bảo an ninh lương thực

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

– Tham gia xuất khẩu

3

Lúa mì

– Đảm bảo an ninh lương thực

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

– Tham gia xuất khẩu

4

Khoai tây

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

5

Sắn

– Đảm bảo an ninh lương thực

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

6

Khoai lang

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

Kết nối năng lực trang 7 SGK Công nghệ 10 KNTT: Theo em, các quốc gia cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực?

Lời giải

Việc cần làm để đảm bảo an ninh lương thực là:

– Có đủ lượng lương thực dự trữ

– Đảm bảo môi trường tự nhiên

– Chú trọng đến bảo vệ môi trường

Lời giải

* Sản phẩm trồng trọt sử dụng trong chăn nuôi là: gạo, ngô, khoai, sắn, các loại rau củ.

* Sản phẩm trồng trọt sử dụng trong công nghiệp là: đường, ngũ cốc, bánh kẹo, ..

Kết nối năng lực trang 7 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây?

Lời giải

Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

– Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3.120 (tr.USD), tăng 11,2% so với năm 2019

– Năm 2021 (5 tháng đầu năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 1.479 (tr.USD), tăng 0,07% so với cùng kì năm 2019.

Khám phá trang 8 SGK Công nghệ 10 KNTT: Hãy nêu một số lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt. Cho ví dụ minh họa.

Lời giải

Lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt

Ví dụ minh họa

Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.

Công nghệ tưới tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công

Công nghệ tự động hóa: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

Bảo vệ môi trường

Công nghệ sinh học: hạn chế sử dugnj phân bón hóa học

Công nghệ thủy canh: hạn chế ô nhiễm môi trường

Chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản

Công nghệ nhà kính: tránh được thời tiết xấu.

Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sây bệnh, đảm bải an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình.

Tự động hóa trong trồng trọt: áp dụng tự động hóa trong các khâu.

II. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam

Khám phá trang 9 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu một số hoạt động cơ giới hóa trong trồng trọt ở địa phương em và hiệu quả mà chúng mang lại?

Lời giải

* Một số hoạt động cơ giới hóa trong trồng trọt ở địa phương em: và hiệu quả mà chúng mang lại:

– Làm đất bằng máy cày, bừa

– Sử dụng máy cấy để cấy lúa

– Sử dụng máy gặt, đập liên hợp

* Hiệu quả mà chúng mang lại:

– Giải phóng sức lao động của con người

– Tăng năng suất lao động

– Hiệu quả trong việc làm đất

– Giảm tổn thất khi thu hoạch

Kết nối năng lực trang 9 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về các hoạt động cơ giới đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam

Lời giải

Các hoạt động cơ giới đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam.

– So với năm 2011, năm 2019 có số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%.

– Đối với công nghiệp chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, đến nay, ngành cơ khí trong nước đã sản xuất được động cơ, máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP), chiếm trên 30% thị phần trong nước; máy liên hợp gặt lúa chiếm 15%.

– Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác.

– Ngành cơ khí trong nước cũng phát triển nhanh với trên 7.800 doanh nghiệp cơ khí (trong có 95 doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trên 500 tỷ đồng) và gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp.

– Tại các địa phương, các loại máy móc phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa…) được nông dân đầu tư mua sắm ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp.

Khám phá trang 10 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu một số mô hình thủy canh, khí canh đang được áp dụng ở địa phương em và hiệu quả mà chúng mang lại.

Lời giải

* Một số mô hình thủy canh, khí canh đang được áp dụng ở địa phương em:

– Trồng rau thủy canh

– Trồng dưa chuột thủy canh

– Trồng khoai tây khí canh

* Lợi ích mà các mô hình thủy canh, khí canh này đem lại là:

– Trồng được ở nơi không có đất và điều kiện thời tiết khắc nghiệt

– Tiết kiệm không gian

– Tiết kiệm nước tưới

– Nâng cao năng suất

– Hiệu quả kinh tế cao

Kết nối năng lực trang 10 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu thêm về các mô hình thủy canh, khí canh đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam.

Lời giải

Các mô hình thủy canh, khí canh đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam:

– Mô hình thủy canh dạng bấc.

– Mô hình thủy canh tĩnh

– Mô hình thủy canh hồi lưu

– Mô hình thủy canh nhỏ giọt

– Mô hình thủy canh NFT

Kết nối năng lực trang 11 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu về các công nghệ tưới nước tự động đang được áp dụng ở Việt Nam.

Lời giải

Các công nghệ tưới nước tự động đang được áp dụng ở Việt Nam là:

+ Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.

+ Tưới phun mưa cục bộ là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.

+ Tưới ngầm cục bộ là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.

Kết nối năng lực trang 11 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật và hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng trọt trong nhà kính mà em biết.

Lời giải

* Biện pháp kĩ thuật:

– Sau khi chuẩn bị đất trồng, nên xuống giống hay gieo trồng cấy cây giống trong nhà kính để ngăn ngừa sâu bệnh chui vào bên trong.

– Khâu chăm sóc vô cùng đơn giản, thông thường có hệ thống tưới phun nước tự động

– Toàn bộ những giai đoạn từ gieo hạt đến thu hoạch đều được kiểm soát tự động và khép kín.

– Sử dụng công nghệ màng mỏng dinh dưỡng NFT

* Hiệu quả kinh tế:

– Ngăn ngừa sâu bệnh

– Giảm chi phí thuê nhân công, đơn giản trong tính toán độ ẩm của đất

– Giữ được giá trị dinh dưỡng cao như vitamin A, B, C, E, các loại khoáng chất, canxi, đạm dễ tiêu, …

– Cung cấp nguồn rau thực phẩm chức năng cho con người.

– Tối ưu hóa quá trình phát triển của cây trồng.

III. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới

Kết nối năng lực trang 13 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, trong sản xuất phân bón vi sinh và chế phẩm sinh vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Lời giải

* Thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống:

– Giống lúa DR1, DR2: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha.

– Nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan bằng kĩ thuật nuôi cấy mô ở Lâm Đồng

* Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón vi sinh:

– Phân vi sinh cố định đạm: phân Nitragin, phân Azogin

– Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Phân Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh

– Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Estrasol, Mana, …

+ Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

– Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: thuốc trừ sâu Bt

– Chế phẩm vi rút trừ sâu N.P.V

– Chế phẩm nấm trừ sâu

IV. Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt

Khám phá trang 13 SGK Công nghệ 10 KNTT: Em thấy mình có phù hợp với các ngành nghề trong trồng trọt không? Vì sao?

Lời giải

* Em thấy mình có phù hợp với ngành nghề trồng trọt. Vì em thấy mình đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản với người lao động trong nghề trồng trọt như:

– Có sức khỏe, chăm chỉ, chịu khó và trách nhiệm

– Có kiến thức, kĩ năng cơ bản, có khả năng sử dụng, vận hành thiết bị máy móc trong trồng trọt. Yếu tố này em sẽ học hỏi.

– Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức trong bảo vệ môi trường.

Luyện tập và vận dụng trang 13 SGK Công nghệ 10 KNTT

Luyện tập trang 13 SGK Công nghệ 10 KNTT: Trình bày một số thành tựu và phân tích triển vọng của trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam và trên thế giới?

Lời giải

a. Một số thành tựu của trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam và triển vọng:

* Thành tựu

– Cơ giới hóa trong trồng trọt

– Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt

– Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động tiết kiệm trong trồng trọt

– Công nghệ nhà kính trong trồng trọt

* Triển vọng:

– Tiết kiệm chi phí, tăng năng suaatsm hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

– Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết nên chủ động trong sản xuất, khắc phục tính màu vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng.

b. Một số thành tựu của trồng trọt công nghệ cao trên thế giới và triển vọng:

* Thành tựu:

– Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản

– Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan

– Trang trại táo ở Calofornia, Mỹ

– Khu vườn kì diệu ở Dubai

* Triển vọng

– Là xu hướng tất yếu

– Phát triển nền nông nghiệp 4.0

Vận dụng trang 13 SGK Công nghệ 10 KNTT: Phân tích thực trạng của trồng trọt ở địa phương em và đề xuất một số việc nên làm phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.

Lời giải

* Thực trạng trồng trọt ở địa phương em:

– Mang tính nhỏ lẻ, hộ gia đình.

– Mới ứng dụng được rất ít công nghệ cao trong trồng trọt như:

+ Làm đất bằng máy cày, bừa

+ Cấy lứa bằng máy

+ Thu hoạch lúa bằng máy gặt, đập liên hợp.

– Chưa ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh vào trồng trọt

– Chưa sử dụng mô hình tưới nước tự động tiết kiệm

– Chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ nhà kính

* Những việc nên làm phù hợp với xu thế 4.0 ở địa phương em là:

– Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh vào trồng trọt

– Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động tiết kiệm

– Sử dụng công nghệ nhà kính

– Áp dụng trồng rau hữu cơ mô hình rộng

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Công nghệ 10 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt KNTT. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Công nghệ 10 sách KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 KNTT, Ngữ văn 10 KNTT…