Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

  • Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 39: Thực hành tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
  • Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
  • Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bài tập 1 trang 93 VBT Sinh học 9

Quan sát trong tự nhiên, hãy điền nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 41.1.

Trả lời:

Bảng 41.1. Môi trường sống của sinh vật

STT

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Cây hoa hồng

Đất và không khí

2

Cá chép

Nước

3

Sâu rau

Sinh vật

4

Bọ chét

Sinh vật

5

Ong

Không khí

6

Thỏ

Không khí

7

Giun đất

Đất

8

Phong lan

Sinh vật, không khí

Bài tập 2 trang 93 VBT Sinh học 9

Hãy điền vào bảng 41.2 tên các nhân tố sinh thái của môi trường tự nhiên, lựa chọn và sắp xếp các nhân tố sinh thái theo từng nhóm

Trả lời:

Bảng 41.2. Bảng điền các nhân tố sinh thái theo nhóm

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Nhân tố con người

Nhân tố các sinh vật khác

Nước

Các hoạt động khai thác của con người ảnh hưởng đến tự nhiên

Động vật: loài ăn thực vật, loài ăn động vật

Không khí

Các hoạt động bảo vệ của con người đối với tự nhiên

Thực vật: thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao

Ánh sáng

…..

Vi sinh vật

Đất

….

Bài tập 3 trang 94 VBT Sinh học 9

Hãy nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sau:

a) Trong một ngày (từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

b) Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

c) Sự thay đổi về nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?

Trả lời:

a) Trong một ngày (từ sáng đến tối) cường độ ánh sáng tăng dần tự sáng đến trưa và giảm dần từ trưa đến tối, góc độ chiếu sáng cũng thay đổi theo thời gian.

b) Ở nước ta, ngày mùa hè dài hơn ngày mùa đông.

c) Nhiệt độ tăng cao trong các tháng mùa hè và giảm thấp trong các tháng mùa đông, mùa xuân là thời gian chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè nên nhiệt độ theo hướng tăng dần, mùa thu là thời gian chuyển tiếp từ hè sang đông nên nhiệt độ giảm dần. Nhiệt độ trong 1 năm tăng giảm dựa theo chu kì quay của trái đất quanh mặt trời.

Bài tập 4 trang 94 VBT Sinh học 9

Môi trường sống của sinh vật là gì?

Trả lời:

Môi trường sống của sinh vật là tất cả những gì bao quanh sinh vật.

Bài tập 5 trang 94 VBT Sinh học 9

Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Nhân tố sinh thái là những …………… của môi trường tác động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: …………………………………. và ……………………………… Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái ……………. và nhân tố sinh thái …………………………..

Trả lời

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

Bài tập 6 trang 94 VBT Sinh học 9

Bài tập 7 trang 94-95 VBT Sinh học 9

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy chia các nhân tố sinh thái trên thành các nhóm nhân tố sinh thái.

a) Các nhân tố sinh thái vô sinh

b) Các nhân tố sinh thái hữu sinh

Trả lời:

a) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

b) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

Bài tập 8 trang 95 VBT Sinh học 9

Quan sát trong lớp học và điền thêm những nhân tố sinh thái tác động tới việc học tập và sức khỏe của học sinh vào bảng 41.3

Trả lời:

Bảng 41.3. Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học

STT

Yếu tố sinh thái

Mức độ tác động

1

Ánh sáng

Đủ ánh sáng để đọc sách*

2

Nhiệt độ

Phù hợp để thoải mái học tập

3

Độ ẩm

Phù hợp để thoải mái học tập

4

Không khí

Phù hợp để thoải mái học tập

5

Sinh vật

Phù hợp để không gây bệnh cho cơ thể

6

Tiếng ồn

Đủ để tập trung học tập

Bài tập 9 trang 95-96 VBT Sinh học 9

Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của nhân tố sinh thái đó.

Trả lời:

Các nhân tố cả môi trường bị thay đổi: Độ ẩm không khí , nhiệt độ, lượng mưa, chế độ dinh dưỡng, vi sinh vật, ánh sáng, … các điều kiện trên thay đổi từ điều kiện ở rừng rậm sang điều kiện môi trường ở vườn nhà.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 9 nhé.