Bài 20: Tổng kết chương I: Điện học

Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 20: Tổng kết chương I: Điện học. Đây là tài liệu tham khảo hay được TaiLieuViet.vn sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Cần nắm vững lí thuyết các phần

  • Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm
  • Đoạn mạch nối tiếp, song song.
  • Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu dây dẫn.
  • Công suất điện.
  • Điện năng – Công của dòng điện.
  • Định luật Jun – Len-xơ.

2. Cách làm bài tập

  • Về định luật Ôm.
  • Về công suất và điện năng sử dụng.
  • Về định luật Jun – Len-xơ.

B.Giải bài tập SGK Vật Lí 9

Câu 1: Trang 54 – SGK vật lí 9

Cường độ dòng điện I chạy qua 1 dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn dây đó?

Hướng dẫn giải:

Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 2: Trang 54 – SGK vật lí 9

Nếu đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu một dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó thì thương số frac{U}{I} là giá trị của đại lượng nào đặc trưng cho dây dẫn? Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này có thay đổi không? Vì sao?

Thương số frac{U}{I}là giá trị của đại lượng R (điện trở) đặc trưng cho dây dẫn.

Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này có thay đổi vì R tỉ lệ thuận với U.

Câu 3: Trang 54 – SGK vật lí 9

Vẽ sơ đồ mạch điện, trong đó sử dụng ampe kế và vôn kế để xác định điện trở của một dây dẫn.

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 20: Tổng kết chương I: Điện học

Câu 4: Trang 54 – SGK vật lí 9

Viết công thức tính điện trở tương đương đối với:

a. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp.

b. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song.

Hướng dẫn giải:

Công thức tính điện trở tương đương đối với:

Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp: RTD=R1+R2

Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song:

R_{TD}=frac{R_1+R_2}{R_1+R_2}

Câu 5: Trang 54 – SGK vật lí 9

Hãy cho biết:

a) Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng lên ba lần?

b) Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần?

a) Điện trở của dây dẫn tăng lên 3 lần khi chiều dài của nó tăng lên 3 lần.

b) Điện trở của dây dẫn giảm 4 lần khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần.

c) Căn cứ vào điện trở suất của đồng nhỏ hơn điện trở suất của nhôm.

d) Hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa điện trở suất R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất ρ của

vật liệu làm dây dẫn là:

R=rho .frac{l}{s}

Câu 6: Trang 54 – SGK vật lí 9

Viết đầy đủ các câu dưới đây:

a) Biến trở là một điện trở…… và có thể được dùng để……

b) Các điện trở dùng trong kĩ thuật có kích thước…… và có trị số được…..hoặc được xác định theo các…

Hướng dẫn giải:

a) Biến trở là một điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được dùng để thay đổi, điều chỉnh cường độ dòng điện.

b) Các điện trở dùng trong kĩ thuật có kích thước nhỏ và có trị số được ghi sẵn hoặc được xác định theo các vòng màu.

Câu 7: Trang 54 – SGK vật lí 9

Viết đầy đủ các câu dưới đây:

a) Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết…

b) Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích…

Hướng dẫn giải:

a) Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức cù dụng cụ đó.

b) Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn đó.