Giải bài tập Sinh học lớp 9 bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Giải bài tập Sinh học lớp 9 bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu dưới đây

  • Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Menđen và di truyền học

Giải bài 1 trang 111 SGK Sinh học 9. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là ca bàn?

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó.

Lời giải chi tiết

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

+ Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

Ví dụ: Lai giống lúa DT10 có tiềm năng năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài trong cho cơm dẻo tạo ra giống lúa DT 17 phối hợp được ưu điểm của hai giống lúa nói trên.

Giống cà chua Đài Loan P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan thích hợp cho vùng thâm canh.

+ Đột biến nhân tạo

Ví dụ: giống đậu tương DT55 được tạo ra bằng xử lí giống đột biến giống đậu tương DT 74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng

+ Tạo giống đa bội thể

Ví dụ: Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội, có lá dày, xanh đậm, thịt lá nhiều sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao

+ Tạo giống ưu thế lai (F1)

Ví dụ: Giống ngô lai LVN20 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp cho vụ đông xuân trên đất lầy lụt, cho năng suất 6 – 8 tần /1 ha.

Trong các phương pháp tạo giống cây trồng trên thì phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản vì phương pháp này dễ thực hiện trong tự nhiên và tạo ra nhiều biến dị tổ hợp – nguyên liệu cho quá trình chọn giống

Giải bài 2 trang 111 SGK Sinh học 9. Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ.

Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao?

Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết

Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì nó tạo nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

Ví dụ:

– Tạo giống mới: Tạo ra 2 giống lợn mới: ĐB Ỉ – 81, BS Ỉ – 81 phối hợp được nhiều đặc điểm quý của lợn ỉ như đẻ mắn, phát dục sớm, đẻ nhiều con, thịt ngon, xương nhỏ với đặc điểm quý của lợn ngoại như vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nạc nhiều.

– Cải tạo giống địa phương: Cải tạo được nhược điểm bò nội bằng cách lai bò nội với bò ngoại tạo ra đàn bò hướng thịt.

Giải bài 3 trang 111 SGK Sinh học 9. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?

Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?

Lời giải chi tiết

Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở nước ta là lĩnh vực chọn giống lúa, ngô, còn trong chọn giống vật nuôi là chọn giống ưu thế lai ở lợn và gà.

……………………………………………..

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập Sinh học lớp 9 bài 37. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 9,Giải Vở BT Sinh Học ,Giải bài tập Sinh học 9,Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9 và đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.