Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 1: Thông tin và tin học là tài liệu học tập lớp 6 hay và bổ ích được Thư viện TaiLieuViet.vn sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp các em hoàn thành các câu hỏi trong sách giáo khoa Tin 6 một cách đầy đủ và chính xác, từ đó đạt kết quả khi thi học kì 1 lớp 6, thi học kì 2 lớp 6.

Câu 1 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):

Hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết thông tin mà em nhận biết được.

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 1: Thông tin và tin học

Trả lời:

a. Thông tin nhận được là các tin tức (chữ viết, hình ảnh) có trên mặt báo.

b. Thông tin nhận được là hai hình ảnh hai bạn nữ đang đọc sách.

c. Thông tin nhận được là đèn giao thông đang ở trạng thái đèn đỏ.

d. Thông tin nhận được là biển báo giao thông cho biết chiều đi của phương tiện giao thông ở mỗi làn đường.

Câu 2 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):

Trao đổi với bạn bè bên cạnh để chỉ ra những hoạt động thông tin nào đã được thực hiện và các thông tin vào/ra là gì trong các ví dụ dưới đây:

a) Khi tham gia giao thông, nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, em dừng lại và nhắc các bạn cùng chấp hành.

b) Ngày nghỉ đi chơi gặp một cảnh đẹp em chụp lại để cho các bạn cùng xem.

Trả lời:

a) – Hoạt động thông tin: em nhớ lại luật giao thông và xử lí dựa vào kinh nghiệm tham gia giao thông của bản thân.

– Thông tin vào: nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.

– Thông tin ra:

+ Em dừng lại.

+ Em nhắc các bạn cùng chấp hành.

b)- Hoạt động thông tin: Khi đi chơi gặp một cảnh đẹp, em chụp lại cảnh đẹp đó.

– Thông tin vào: nhìn thấy cảnh đẹp khi đi chơi.

– Thông tin ra: Em chụp lại cảnh đẹp để cho các bạn cùng xem.

Câu 3 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):

Em hãy nêu hai ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin ấy.

Trả lời:

  • Ví dụ 1: Khi tham gia giao thông, đến đoạn đường có đèn tín hiệu đèn giao thông thì ta phải quan sát đèn giao thông đang ở màu gì. Đèn xanh cho chúng ta biết được đi tiếp, đèn đỏ phải dừng lại …
    • Ở ví dụ trên chúng ta đã thu nhận thông tin bằng cách quan sát đèn tín hiệu giao thông.
  • Ví dụ 2: Khi nghe thấy tiếng trống trường báo vào lớp thì các học sinh đang chơi ngoài sân trường vào lớp ổn định chỗ ngồi chuẩn bị học môn học kế tiếp.
    • Ở ví dụ trên chúng ta đã thu nhận thông tin bằng cách nghe các thông tin từ tiếng trống trường báo vào lớp.

Câu 4 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):

Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác.

Trả lời:

Ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác:

  • Khứu giác: dùng để ngửi xem thức ăn có mùi gì, nước hoa dùng hãng nào, nước xả vải có mùi thơm không …
  • Vị giác: khi nấu ăn người nấu có thể nếm thử thức xem đã ngon chưa để có thể thêm gia vị phù hợp nếu cần thiết.
  • Xúc giác: nhấc 1 vật để xem vật đó nặng khoảng bao nhiêu, hình dạng như thế nào, nóng hay lạnh, nhẵn nhụi hay sần sùi.

Câu 5 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):

Trả lời:

Một số ví dụ về hoạt động thông tin của con người:

Ví dụ

Thông tin vào

Xử lí thông tin

Thông tin ra

1

Hình ảnh về vị trí các quân cờ trên bàn cờ của hai bên

Dựa vào kinh nghiệm chơi cờ để tính nước đi kế tiếp.

Đưa ra nước đi kế tiếp sao cho có lợi cho bên mình nhất.

2

Nội dung của câu hỏi trong bài kiểm tra.

Nhớ lại kiến thức liên quan đến câu hỏi của bản thân.

Chọn đáp án có thể là đáp án đúng nhất.

3

Hình ảnh các phương tiện giao thông, các biển báo và đèn tín hiệu quan sát được

Nhớ lại luật giao thông và kinh nghiệm tham gia giao thông của bản thân.

Giữ nguyên tốc độ, đi chậm lại, tăng tốc, rẽ trái, rẽ phải.

Câu 6 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):

Hãy tìm thêm ví dụ những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.

Trả lời:

Ví dụ những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não:

1. Kính thiên văn giúp con người có thể quan sát các vì sao.

2. Cân giúp con người xác định chính xác trọng lượng của vật.

3. Máy tính có thể tính nhanh và chính xác nhiều phép tính phức tạp trong thời gian rất ngắn, làm việc không cần nghỉ ngơi, lưu trữ, tìm kiếm thông tin với tốc độ rất cao.

4. Điện thoại giúp hai người dù ở cách nhau rất xa cũng có thể nhìn thấy và nói chuyện với nhau.