Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
- Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 10 bài tập trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 12 bài 6 về công dân với các quyền tự do cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Mục Lục
ToggleCâu 1 trang 66 SGK GDCD 12
Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
GỢI Ý LÀM BÀI
Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp, xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ của công dân ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp vì:
- Hiến pháp là luật cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản luật khác đều được ban hành dựa trên Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
- Các quyền tự do cơ bản của công dân là những quyền quan trọng nhất, không thể tách rời đối với mỗi cá nhân.
- Quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân, tạo điều kiện cho công dân được tôn trọng, bảo vệ và được phát triển toàn diện.
Câu 2 trang 66 SGK GDCD 12
Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm?
GỢI Ý LÀM BÀI
Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an phường. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an phường ngay lập tức bắt giam anh X.
Việc làm của công an phường là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Vì:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
- Trong trường hợp này, công an phường bắt anh X khi mới chỉ có lời khai từ phía ông A, là nghi ngờ không có căn cứ chứ không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, cũng không phải trường hợp bắt được quả tang anh X đang ăn trộm xe của anh A. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật và phải bị xử lí nghiêm minh.
Câu 3 trang 66 SGK GDCD 12
Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
GỢI Ý LÀM BÀI
Không phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người.
Vì:
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
- Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 4 trang 66 SGK GDCD 12
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ?
GỢI Ý LÀM BÀI
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Như vậy, không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người; Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
Ví dụ:
- Hai bạn A và B chơi với nhau nhưng do có hiểu lầm nên đã cãi nhau dẫn đến xô xát. Do thiếu kiềm chế, A đã đẩy B làm B ngã và bị gẫy tay, buộc phải vào viện điều trị và để lại thương tật. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới thân thể, sức khỏe của B, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
- A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp. Hành vi của A đã xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 5 trang 66 SGK GDCD 12
Câu 6 trang 66 SGK GDCD 12
Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
GỢI Ý LÀM BÀI
Ví dụ: Năm 2014, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án hình sự số 158 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” theo Điều 226 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Cty TNHH công nghệ Việt Hồng (trụ sở tại phố Tô Vĩnh Diện, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội). Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CA xác định, từ tháng 6.2013, Nguyễn Việt Hùng đã chỉ đạo Lê Thanh Lâm, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Ngọc Kiều, Lê Sỹ Phản xây dựng, phát triển, cung cấp phần mềm có chức năng giám sát điện thoại có tên gọi là Ptracker. Phần mềm này nếu được cài đặt vào điện thoại di động chạy ngầm trên hệ điều hành Android sẽ thực hiện các chức năng giám sát như đọc tin nhắn, nghe nội dung các cuộc trò chuyện, lấy danh bạ… Theo thống kê, kể từ khi cung cấp gói phần mềm trên, đã có 14.140 tài khoản từng sử dụng phần mềm Ptracker, trong đó số lượng tài khoản hiện vẫn còn lưu trong máy chủ của Cty Việt Hồng là 7.447 tài khoản.
Cơ quan CA thấy trong vụ án của Cty Việt Hồng có 2 nhóm đối tượng, nhóm thứ nhất là nhóm có hành vi “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” – nhóm này đã có 4 đối tượng bị khởi tố. Nhóm thứ hai là các đối tượng đã thuê Cty Việt Hồng sử dụng phần mềm Ptracker để giám sát máy điện thoại và đời tư của người khác, có dấu hiệu phạm tội “Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” theo Điều 125 Bộ luật Hình sự. Đối với nhóm tội phạm này, CATP đang nghiên cứu, xem xét để xử lý.
Như vậy, công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và tất cả những trường hợp xâm phạm quyền trái với quy định của pháp luật đều sẽ bị xử lí nghiêm khắc.
Câu 7 trang 66 SGK GDCD 12
Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
GỢI Ý LÀM BÀI
- Thực hiện quyền tự do ngôn luận trong nhà trường, lớp học bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến trong giờ học, thảo luận tại lớp, phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp, đóng góp ý kiến với giáo viên, Ban Giám hiệu trường,… nhằm xây dựng trường học, môi trường giáo dục trở lên tốt hơn. Ngoài ra cũng có thể góp ý qua hòm thư góp ý của nhà trường.
- Gửi bài đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề trong cuộc sống để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu.
- Đóng góp ý kiến khi được trưng cầu ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, những vấn đề mình quan tâm cho các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân.
Câu 8 trang 66 SGK GDCD 12
Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.
GỢI Ý LÀM BÀI
- Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự,… trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước ddảm bảo cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.
- Thông qua pháp luật, Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân
- Bộ luật hình sự đã có một số điều quy định trừng trị các tội xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của công dân, như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội vu khống; tội xâm phạm chỗ ở của công dân; tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; tội bức cung;…
- Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,… các cấp từ Trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.
- Các cơ quan trên đây thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, có quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định theo nguyên tức tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra xem xét những biện pháp được áp dụng đã hợp pháp và cần thiết chưa; nếu xem xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa thì phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó.
Câu 9 trang 66 SGK GDCD 12
Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng thôn đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi được thả thì cả hai người đều bị ốm.
Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao?
GỢI Ý LÀM BÀI
Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã bị coi là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Vì:
- Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam
- Bắt giam người nhưng không có quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
- Không cho phép tiếp xúc với gia đình, không cho người bị giam ăn, làm tổn hại tới sức khỏe của họ.
Câu 10 trang 66 SGK GDCD 12
Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây?
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:
- Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
- Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
- Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
- Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
- Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
- Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
GỢI Ý LÀM BÀI
Đáp án: f và g
Trên đây TaiLieuViet.vn vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)