Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Đây là tài liệu tham khảo hay được TaiLieuViet.vn sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

Trả lời:

– Trong giai đoạn 1990 – 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.

– Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

– Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

2. Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.

Trả lời:

Từ năm 1980 đến 2002:

– Diện tích tăng 1.904 ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 1,34 lần.

– Năng suất lúa cả năm tăng 25,1 tạ/ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2,2 lần.

– Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp gần 3 lần.

– Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 215kg. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2 lần.

3. Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.

Hướng dẫn:

HS đọc theo hàng ngang để biết được sự phân bố chính của một cây công nghiệp, đọc theo cột dọc để biết ở một vùng có các cây công nghiệp chính nào được trồng.

Trả lời:

– Cây công nghiệp hàng năm:

+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

– Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

4. Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả?

Trả lời:

– Ví dụ: Bưởi, ổi, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, na,…

5. Xác định trên hình 8.2 các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

– Các vùng chăn nuôi lợn chính: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

– Nguyên nhân: Việc đảm bảo cung cấp thức ăn (đặc biệt từ phụ phẩm của cây lương thực), thị trường đông dân, nhu cầu việc làm lớn.

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 SGK địa lý 9: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời:

– Nhận xét: Các vùng trồng lúa của nước ta phân bố chủ yếu ở các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

– Giải thích: Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng lúa: Đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi, đông dân cư,…

Giải bài tập 2 SGK địa lý 9: Căn cứ vào bảng số liệu 8.4. trang 33 SGK (Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi), hãy vẽ hai biểu đồ cột cao bằng nhau thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Hướng dẫn:

– Vẽ biểu đồ cột có hai cột cao bằng nhau. Một cột thể hiện tỉ trọng của gia súc, gia cầm; sản phẩm trứng, sữa; phụ phẩm chăn nuôi năm 1990; một cột – năm 2002. Trên mỗi cột có nhiều đoạn chồng lên nhau (gọi là cột chồng), chiều cao của mỗi đoạn ứng với giá trị của mỗi loại sản phẩm chăn nuôi được thể hiện.

– Trục hoành thể hiện năm (hai năm 1990 và 2002). Trục tung thể hiện đơn vị % (có 100%).

– Tên biểu đồ là: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2002, nhóm cây chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

A. Cây lương thực, B. Cây công nghiệp lâu năm

C. Cây công nghiệp hàng năm. D. Cây ăn quả và rau đậu

2. Cây lương thực gồm:

A. Lúa, ngô, khoai, chè. B. Lúa, ngô, khoai, cà phê.

3. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất ở nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

4. Điểm nào sau đây không đúng với vai trò của cây công nghiệp?

A. Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,

C. Tăng thêm nguồn lương thực.

D. Góp phần bảo vệ môi trường.

5. Đàn bò có quy mô lớn nhất là ở

A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.