Giải bài tập Địa lý 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Lời giải bài tập Địa lý 9 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được TaiLieuViet.vn sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Trả lời:

– Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về điều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,…).

– Dân cư thưa thớt ở miền núi, vì ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,…).

2. Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ như nhà cửa được xây theo kiểu hình ống, nhà cao tầng, đường làng được đổ bê-tông,…

3. Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển. Đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,…), các nhân tố kinh tế – xã hội.

4. Dựa vào bảng 3.1, hãy:

– Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.

– Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?

Trả lời:

– Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 – 2003.

– Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.

5. Hãy lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố.

Trả lời:

– Có 2 đô thị với quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị với quy mô dân số từ 350 nghìn đến 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn đến dưới 350 nghìn người.

– Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1.

– Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường do dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. HỒ Chí Minh).

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 14 SGK địa lý 9: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Trả lời:

Dân cư nước ta phân bố không đều.

– Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về điều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,…).

– Dân cư thưa thớt ở miền núi, vì ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,…).

Giải bài tập 2 trang 14 SGK địa lý 9: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

+ Các điểm quần cư phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi.

– Quần cư thành thị:

+ Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát.

+ Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều.

+ Có nhiều kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,…

Giải bài tập 3 trang 14 SGK địa lý 9: Quan sát bảng 3.2 trang 14 SGK (Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ) nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Trả lời:

– Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.

– Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: Từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Mật độ dân số nước ta năm 2003 là

A. 246 người/km2. B. 247 người/km2.

C. 248 người/km2. D. 249 người/km2.

2. Dân cư nước ta sống thưa thớt ở

A. Ven biển. B. Miền núi. C. Đồng bằng. D. Đô thị.

3. Năm 2003, số dân sống ở đô thị chiếm khoảng

A. 24%. B. 25%. C. 26%. D. 27%.

4. So với nhiều nước trên thế giới, nước ta có trình độ đô thị hoá

A. Thấp. B. Trung bình. C. Cao. D. Rất cao.

5. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ

A. Rất thấp. B. Thấp. C. Trung bình. D. Cao.

Bài tiếp theo: Địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống