Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 30: Thực hành – So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 30: Thực hành – So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Thực hành:

1. Căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê sau

a) Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng những cây ông nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được Tây nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

b) So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng.

Trả lời:

a)

Những cây công nghiệp lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng những cây ông nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được Tây nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu. Vì đó và những cây công nghiệp lâu năm ưa khí hậu nóng mà Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có mùa đông lạnh.

b)

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm của cả nước.

– Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, năm 2001 diện tích đạt 632,9 nghìn ha chiếm 42,9% diện tích cả nước. Vùng chủ yếu trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,… trong đó cà phê là cây công nghiệp chính của vùng. Vùng có diện tích và sản lượng cây cà phê lớn nhất cả nước: Năm 2001 diện tích cà phê là 480,8 nghìn ha chiếm 85,1 % cả nước; sản lượng cà phê đạt 761,6 nghìn tấn chiếm 90,6% cả nước.

– Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp của cả nước, năm 2001 diện tích đạt 69,4 nghìn ha chiếm 4,7% diện tích cả nước. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, hồi, quế, sơn,… trong đó chè là cây công nghiệp chính của vùng. Vùng có diện tích và sản lượng cây chè lớn nhất cả nước: năm 2001 diện tích chè là 67,6 nghìn ha chiếm 68,8 % cả nước; sản lượng chè đạt 47,0 nghìn tấn chiếm 62,1% cả nước.

2. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công: cà phê, chè.

Trả lời:

BÁO CÁO

Tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm cây chè

a) Đặc điểm sinh thái: Đặc tính sinh thái học của cây chè thích sống ở nơi ấm, ẩm, đất tốt, tơi xốp tầng dầy sâu. Nó là cây chịu ẩm, thích bóng râm. Sinh trưởng thích hợp với điều kiện: pH đất từ 4,5 – 8,5.

b) Diện tích và sản lượng:

– Diện tích: năm 2001 là 91,8 nghìn ha.

+ Tây Nguyên: 24,2 nghìn ha chiếm 24,6% diện tích cả nước.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: 67,6 nghìn ha chiếm 68,6% diện tích cả nước

– Sản lượng: năm 2001 là 67,5 nghìn tấn chè búp khô.

+ Tây Nguyên: 20,5 nghìn tấn chiếm 27,1% sản lượng chè búp khô cả nước.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: 47 nghìn tấn chiếm 62,1% sản lượng chè búp khô cả nước.

c) Công nghiệp chế biến và các thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam.

– Hiện nay ở Việt Nam, công nghiệp chế biến chè ngày càng phát triển mạnh, nâng cao chất lượng và giá trị của chè, tăng tính cạnh trên thị trường.

– Thi trường của cây chè trong và ngoài nước như: Trung Quốc, Nhật Bản,…