Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 10: Thực hành – Vẽ và phân tích biểu đồ

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 10: Thực hành – Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Thực hành:

Bài 1: Cho bảng 10.1:

Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 10: Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

a, Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm, biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm

b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.

Trả lời:

Bảng. Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (%)

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 10: Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 10: Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

– Diện tích trồng trọt tăng mạnh từ 9040 ha (năm 1990) lên 12831,4 ha (2002), tăng ở tất cả các cây:

+ Cây lương thực có hạt tăng từ 6474,6 ha lên 8320,3 ha.

+ Cây công nghiệp tăng từ 1199,3 ha lên 2337,3 ha.

+ Cây khác tăng từ 1366,1 ha lên 2173,8 ha.

– Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta năm 1990- 2002 có sự thay đổi:

+ Giảm diện tích cây lương thực giảm tỉ trọng từ 71,6% (năm 1995) lên 64,8% (năm 2002).

+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây khác: cây công nghiệp tăng 13,3% lên 18,2%; cây khác tăng 15,1 % (năm 1990) lên 16,9% (năm 2002).

Như vậy cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi dẫn xóa thế độc canh cây lúa trong trồng trọt, tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp và cây khác; Giảm diện tích cây lương thực tuy nhiên cây lương thực vẫn giữa vai trò chủ đạo ngành trồng trọt của nước ta.

Bài 2: Cho bảng số liệu:

Bảng 10.2. Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng trưởng (năm 1990 = 100%)

Năm

Trâu (nghìn con)

Chỉ số tăng trưởng (%)

Bò (nghìn con)

Chỉ số tăng trưởng (%)

Lợn (nghìn con)

Chỉ số tăng trưởng (%)

Gia cầm (triệu con)

Chỉ số tăng trưởng (%)

1990

2854,1

100

3116,9

100

12260,5

100

107,4

100

1995

2926,8

103,8

3638,9

116,7

16306,4

133,0

142,1

132,3

2000

2897,2

101,5

4127,9

132,4

20193,8

164,7

196,1

182,6

2002

2814,4

98,6

4062,9

130,4

23169,5

189,0

233,3

217,2

Trả lời:

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 10: Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

b)

* Nhận xét:

Trong giai đoạn 1990-2002 số lượng đàn gia súc gia cầm của chúng ta có xu hướng tăng:

– Số lượng lợn từ 12260,5 nghìn con (năm 1990) lên 27373,3 nghìn con (năm 2010), chỉ số tăng trưởng năm 2002 là 189% so với năm 1990.

– Số lượng bò từ 3116,9 nghìn con (năm 1990) lên 4062,9 nghìn con (năm 2002), chỉ số tăng trưởng năm 2002 là 130,4 % so với năm 1990.

* Giải thích:

– Đàn lợn, gia cầm tăng do:

+ Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.

+ Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao, các dịch vụ thú y phát triển.

+ Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

+ Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.

+ Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.

– Trâu không tăng: Vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.