Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 quyển 3 bài 7

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 quyển 3 bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi,…) được TaiLieuViet.vn đăng tải nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức bài mắt đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập. Tài liệu bao gồm các gợi ý giải với đáp số cụ thể cho từng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!

Câu 1 trang 37 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả

Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?

Hướng dẫn trả lời

  • Cây ăn quả có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi… có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được trồng nhiều ở nước ta.
    • Đường: 6 – 12%
    • Vitamin từ 40- 90 mg / 100g
    • Axít hữu cơ và các chất khoáng 0,4- 1,2%.
  • Yêu cầu ngoại cảnh:
    • Nhiệt độ: 25- 270c
    • Ánh sáng vừa đủ
    • Độ ẩm: 70- 80%
    • Lượng mưa: 1000- 2000mm/ năm
    • Đất phù sa
    • Độ PH 5,5- 6,5.

Câu 2 trang 37 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả

Hãy nếu các giống cây ăn quả có múi mà em biết? Ở địa phương em trồng loại giống nào là phổ biến?

Hướng dẫn trả lời

  • Các giống cam: Cam mật, cam sành, cam xã Đoài
  • Các giống quýt: quýt tích Giang, quýt đường, quýt hồng . . .
  • Các giống bưởi:Bưởi đoan Hùng, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm ni . . .
  • Ở địa phương em trồng loại giống bưởi là phổ biến

Câu 3 trang 37 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả

Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời

Phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay là chiết và ghép.

Vì: cây ghép sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự hoạt động của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khi hậu đất đai của cây gốc ghép

Cây ghép giữ được đặc tính của cây muốn nhân

Tăng cường khả năng chống chịu của cây

Câu 4 trang 37 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả

Tại sao lại bón phân theo hình chiếu của tán cây và đốn tạo hình cho cây?

Hướng dẫn trả lời

  • Đốn tạo hình giúp nâng cao năng suất, giúp cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng, thoáng, kích thích cây ra nhiều cành mới, loại bỏ cành già, bị sâu bệnh.