Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 9 hiệu quả và chính xác. Đây sẽ là tài liệu hay để học tốt môn Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 32 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn là

A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế bị tàn phá hết sực nặng nề.

B. Số người chết trong chiến tranh nhiều dẫn đến thiếu công nhân lao động.

C. Tệ nạn xã hội trầm trọng

D. Văn hoá – giáo dục bị đình trệ.

Câu 2. Nhân tố quan trọng nhất giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 50 và 60 của thế kỉ XX là

A. Việc ban hành hiến Pháp mới với nhiều nội dung tiến bộ

B. Thực hiện cải cách ruộng đất

C. Mĩ tiến hành chiến tranh ở Triều Tiên và chiến tranh xâm lược Việt Nam

D. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị xoá bỏ.

Câu 3. Sự tặng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX là do những nguyên nhân khách quan và đặc biệt là do nhân tố chủ quan sau ;

A. đất nước có nhiều tài nguyên

B. người dân thông minh, có tính sáng tạo

C. nhà nước đề ra các chiến lược phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ ; người dân được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có tính kỉ luật, coi trọng tiết kiệm.

D. tất cả các ý trên

Câu 4. Trong những năm 1955-1993, Đảng liên tục cầm quyền ở Nhật Bản là

A. Đảng Dân chủ

B. Đảng Dân chủ Tự do

C. Đảng Tự do

D. Đảng Cộng Hoà

Câu 5. Chính sách đôi ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên kết với các nước Đông Bắc Á

B. Liên kết với các nước Nam Á như Ấn Độ, Pa-ki-xtan.

C. Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh thông qua hiêp ước an ninh Mĩ – Nhật.

D. Liên kết với các nước Anh, Pháp.

Câu 6. Tình hình chính trị Nhật Bản không thật ổn định từ năm 1993 được biểu hiện:

A. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình phản đối chính phủ diễn ra

B. An ninh xã hội không được đảm bảo

1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. D

Bài tập 2 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới TBCN.

2. [ ] Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn kiền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những thành tựu và tiến bộ của khoa học –kĩ thuật hiện đại.

3. [ ] Nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năn lượng, nguyên liệu đều đặn phải nhập từ nước ngoài.

4. [ ] Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhât Bản đã phát triển chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

5. [ ] Trong thời kì “Chiến tranh lạnh” Nhật Bản dành 50% tổng sản phẩm quốc dân cho ngân sách quốc phòng.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 2, 3; Sai 4, 5

Bài tập 3 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản

A

B

1. Tổng sản phẩm quốc dân

a, Những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%

2. Về thu nhập bình quân theo đầu người

b, Những năm 1967-1969, cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa….

3. Về công nghiệp

c, Năm 1990 đạt 23 769 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ

4. Về nông nghiệp

d, Năm 1950 chỉ mới đạt 20 tỉ USD, đến năm 1968 lên 130 tỉ USD

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-d, 2-c, 3-a, 4-b

Bài tập 4 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy điền vào các ô trống bên trái của sơ đồ dưới đây những thông tin cần thiết

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Hướng dẫn làm bài:

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Bài tập 5 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Nêu nội dung cơ bản của cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác dụng của các cải cách đó.

Hướng dẫn làm bài:

  • Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
    • Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
    • Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
    • Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị – xã hội.
    • Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng…).
  • Ý nghĩa: Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Bài tập 6 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Vì sao những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng “thần kì”?

Hướng dẫn làm bài:

  • Khách quan:
    • Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
    • Những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại…
  • Chủ quan:
    • Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật- Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
    • Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
    • Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
    • Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 9 hiệu quả và chính xác. Đây sẽ là tài liệu hay để học tốt môn Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 32 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn là

A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế bị tàn phá hết sực nặng nề.

B. Số người chết trong chiến tranh nhiều dẫn đến thiếu công nhân lao động.

C. Tệ nạn xã hội trầm trọng

D. Văn hoá – giáo dục bị đình trệ.

Câu 2. Nhân tố quan trọng nhất giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 50 và 60 của thế kỉ XX là

A. Việc ban hành hiến Pháp mới với nhiều nội dung tiến bộ

B. Thực hiện cải cách ruộng đất

C. Mĩ tiến hành chiến tranh ở Triều Tiên và chiến tranh xâm lược Việt Nam

D. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị xoá bỏ.

Câu 3. Sự tặng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX là do những nguyên nhân khách quan và đặc biệt là do nhân tố chủ quan sau ;

A. đất nước có nhiều tài nguyên

B. người dân thông minh, có tính sáng tạo

C. nhà nước đề ra các chiến lược phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ ; người dân được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có tính kỉ luật, coi trọng tiết kiệm.

D. tất cả các ý trên

Câu 4. Trong những năm 1955-1993, Đảng liên tục cầm quyền ở Nhật Bản là

A. Đảng Dân chủ

B. Đảng Dân chủ Tự do

C. Đảng Tự do

D. Đảng Cộng Hoà

Câu 5. Chính sách đôi ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên kết với các nước Đông Bắc Á

B. Liên kết với các nước Nam Á như Ấn Độ, Pa-ki-xtan.

C. Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh thông qua hiêp ước an ninh Mĩ – Nhật.

D. Liên kết với các nước Anh, Pháp.

Câu 6. Tình hình chính trị Nhật Bản không thật ổn định từ năm 1993 được biểu hiện:

A. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình phản đối chính phủ diễn ra

B. An ninh xã hội không được đảm bảo

1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. D

Bài tập 2 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới TBCN.

2. [ ] Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn kiền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những thành tựu và tiến bộ của khoa học –kĩ thuật hiện đại.

3. [ ] Nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năn lượng, nguyên liệu đều đặn phải nhập từ nước ngoài.

4. [ ] Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhât Bản đã phát triển chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

5. [ ] Trong thời kì “Chiến tranh lạnh” Nhật Bản dành 50% tổng sản phẩm quốc dân cho ngân sách quốc phòng.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 2, 3; Sai 4, 5

Bài tập 3 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản

A

B

1. Tổng sản phẩm quốc dân

a, Những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%

2. Về thu nhập bình quân theo đầu người

b, Những năm 1967-1969, cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa….

3. Về công nghiệp

c, Năm 1990 đạt 23 769 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ

4. Về nông nghiệp

d, Năm 1950 chỉ mới đạt 20 tỉ USD, đến năm 1968 lên 130 tỉ USD

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-d, 2-c, 3-a, 4-b

Bài tập 4 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy điền vào các ô trống bên trái của sơ đồ dưới đây những thông tin cần thiết

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Hướng dẫn làm bài:

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Bài tập 5 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Nêu nội dung cơ bản của cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác dụng của các cải cách đó.

Hướng dẫn làm bài:

  • Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
    • Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
    • Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
    • Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị – xã hội.
    • Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng…).
  • Ý nghĩa: Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Bài tập 6 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Vì sao những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng “thần kì”?

Hướng dẫn làm bài:

  • Khách quan:
    • Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
    • Những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại…
  • Chủ quan:
    • Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật- Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
    • Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
    • Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
    • Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 9 hiệu quả và chính xác. Đây sẽ là tài liệu hay để học tốt môn Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 32 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn là

A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế bị tàn phá hết sực nặng nề.

B. Số người chết trong chiến tranh nhiều dẫn đến thiếu công nhân lao động.

C. Tệ nạn xã hội trầm trọng

D. Văn hoá – giáo dục bị đình trệ.

Câu 2. Nhân tố quan trọng nhất giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 50 và 60 của thế kỉ XX là

A. Việc ban hành hiến Pháp mới với nhiều nội dung tiến bộ

B. Thực hiện cải cách ruộng đất

C. Mĩ tiến hành chiến tranh ở Triều Tiên và chiến tranh xâm lược Việt Nam

D. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị xoá bỏ.

Câu 3. Sự tặng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX là do những nguyên nhân khách quan và đặc biệt là do nhân tố chủ quan sau ;

A. đất nước có nhiều tài nguyên

B. người dân thông minh, có tính sáng tạo

C. nhà nước đề ra các chiến lược phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ ; người dân được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có tính kỉ luật, coi trọng tiết kiệm.

D. tất cả các ý trên

Câu 4. Trong những năm 1955-1993, Đảng liên tục cầm quyền ở Nhật Bản là

A. Đảng Dân chủ

B. Đảng Dân chủ Tự do

C. Đảng Tự do

D. Đảng Cộng Hoà

Câu 5. Chính sách đôi ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên kết với các nước Đông Bắc Á

B. Liên kết với các nước Nam Á như Ấn Độ, Pa-ki-xtan.

C. Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh thông qua hiêp ước an ninh Mĩ – Nhật.

D. Liên kết với các nước Anh, Pháp.

Câu 6. Tình hình chính trị Nhật Bản không thật ổn định từ năm 1993 được biểu hiện:

A. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình phản đối chính phủ diễn ra

B. An ninh xã hội không được đảm bảo

1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. D

Bài tập 2 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới TBCN.

2. [ ] Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn kiền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những thành tựu và tiến bộ của khoa học –kĩ thuật hiện đại.

3. [ ] Nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năn lượng, nguyên liệu đều đặn phải nhập từ nước ngoài.

4. [ ] Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhât Bản đã phát triển chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

5. [ ] Trong thời kì “Chiến tranh lạnh” Nhật Bản dành 50% tổng sản phẩm quốc dân cho ngân sách quốc phòng.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 2, 3; Sai 4, 5

Bài tập 3 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản

A

B

1. Tổng sản phẩm quốc dân

a, Những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%

2. Về thu nhập bình quân theo đầu người

b, Những năm 1967-1969, cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa….

3. Về công nghiệp

c, Năm 1990 đạt 23 769 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ

4. Về nông nghiệp

d, Năm 1950 chỉ mới đạt 20 tỉ USD, đến năm 1968 lên 130 tỉ USD

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-d, 2-c, 3-a, 4-b

Bài tập 4 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy điền vào các ô trống bên trái của sơ đồ dưới đây những thông tin cần thiết

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Hướng dẫn làm bài:

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Bài tập 5 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Nêu nội dung cơ bản của cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác dụng của các cải cách đó.

Hướng dẫn làm bài:

  • Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
    • Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
    • Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
    • Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị – xã hội.
    • Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng…).
  • Ý nghĩa: Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Bài tập 6 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Vì sao những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng “thần kì”?

Hướng dẫn làm bài:

  • Khách quan:
    • Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
    • Những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại…
  • Chủ quan:
    • Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật- Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
    • Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
    • Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
    • Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.