Bài tập môn Địa lý lớp 9

Giải bài tập SBT Địa lí 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 10: Thực hành về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

a) Tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta là

  1. Bình Thuận. C. Cần Thơ
  2. Kiên Giang. D. Ninh Thuận.

b) Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có tác động tích cực nhất đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta?

  1. Những đổi mới về chính sách của Nhà nước.
  2. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
  3. Phát triển dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến.thuỷ sản.
  4. Nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản tăng nhiều trong những năm gần đây?

c) Tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là

  1. Quảng Ninh. C. Cà Mau.
  2. Bình Thuận. D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

d) Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

a – B

b – A

c – C

d – A

Câu 2: Hoàn thành bảng sau

Các loại rừng ở nước ta

Vai trò

Trả lời:

Các loại rừng ở nước ta

Vai trò

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sồng và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gồm các vườn quốc gia, các kỉm dự trữ sinh quyển

– Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

– Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.

– Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

– Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

Câu 3: Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai thác lại vừa phải bảo vệ rừng?

Trả lời:

Lợi ích:

  • Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu,…
  • Góp phần điều hoà môi trường sinh thái.
  • Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,…).
  • Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên,…

Con người không thể dừng việc khai thác rừng vì những lợi ích của mình. Nhưng đi đôi với khai thác là phải bảo vệ rừng để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ mai sau.

Câu 4: Cho bảng 9

Bảng 9. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2010

(Đơn vị: nghìn tấn)

Bài tập địa lý 9

a) Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, năm 1990 và năm 2010

Bài tập địa lý 9

b) Nhận xét

Từ biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của chúng ta giai đoạn 1990 – 2010 tăng đáng kể.

Xu hướng tăng sản lượng nuôi trồng góp phần tích cực trong cơ cấu giá trị thủy sản cũng như góp phần bảo vệ và gia tăng số lượng đàn thủy sản.