Bài tập môn Địa lý lớp 9

Giải bài tập SBT Địa lí 9 bài 20: Vùng đồng bằng Sông Hồng được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 19: Thực hành ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (tiếp theo)

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh

  1. Thái Bình.
  2. BHải Phòng.
  3. Ninh Bình.
  4. Nam Định.

b) Số lượng các tỉnh của Đồng bằng sông Hồng giáp biển là

  1. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

c) Tiêu chí nào dưới đây của Đồng bằng sông Hồng cao hơn của cả nước?

  1. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
  2. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị.
  3. Thu nhập bình quân đầu người một tháng.
  4. Tỉ lệ dân thành thị

Trả lời:

a) chọn B

b) chọn C

c) chọn B

Câu 2: Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

Thuận lợi

Khó khăn

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

– Dân cư, xã hội

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

– Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.

+ Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.

+ Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,…

– Dân cư, xã hội

+ Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế – xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc.

+ Nhu cầu lớn về việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.

Câu 3: Cho biết ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư?

Trả lời:

Ý nghĩa của sông Hồng với sự phát triển kinh tế, xã hội:

Mặt tích cực:

  • Bồi đáp phù sa tạo nên châu thổ rộng lớn, màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp
  • Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nguồn nước để tăng vụ.
  • Các diện tích mặt nước là địa bàn nuôi thủy sản.
  • Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tôm cá cho đời sống dân cư.
  • Giúp cho việc giao thông thêm thuận lợi.

Mặt tiêu cực:

  • Chế độ nước thất thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư.
  • Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê.

Câu 4: Cho bảng 20

Bảng 20: MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG, NĂM 2011

(Đơn vị: người/km2)

Bài tập địa lý 9

a) Nhận xét, so sánh về mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước.

b) Mật độ dân số cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội?

b) Mật độ dan số cao đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội như sau:

Những thuận lợi:

  • Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, là lợi thế để thu hút đầu nước ngoài.
  • Có thị trường tiêu thụ lớn tại chỗ kích thích sản xuất phát triển.
  • Trong điều kiện người dân Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đôi cao; đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.

Những khó khăn:

  • Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng đã gây nhiều sức ép đến:
  • Giải quyết việc làm, y tế, giáo dục…, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
  • Sản xuất lương thực, thực phẩm (bình quân đất canh tác trên đầu người thấp).
  • Tài nguyên, môi trường.
  • An ninh, trật tự xã hội.