Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ
TaiLieuViet xin giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ. Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Câu 1: Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
Hướng dẫn trả lời:
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
– Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc – Nam), tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng. Nâng cao vai trò là cầu nối của vùng.
– Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
– Cùng với phát triển giao thông Đông – Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
– Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
– Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hoá và tăng cường thu hút khách du lịch.
Câu 2: Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh và Huế.
Hướng dẫn trả lời:
– Thanh Hóa: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
– Vinh: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản.
– Huế: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 3: Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
Hướng dẫn trả lời:
– Bắc Trung Bộ có lãnh thổ trải dài và hẹp ngang, ở hàng loạt các huyện, trên bề mặt ngang chỉ vài chục km theo chiều Đông – Tây ta đã đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải. vượt qua vùng đồi chuyển tiếp hẹp và tới vùng núi thật sự ở phía tây.
– Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ, chúng ta có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông – ngư nghiệp hay nông – lâm – ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng từ mô hình kết hợp nông – lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.
Câu 4: Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
Hướng dẫn trả lời:
Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đã tạo điều kiện khai thác thế mạnh về các nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn theo không gian, nhằm mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường), góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.
– Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
– Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.
+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn trâu cả nước), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).
+ Đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
– Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
– Bắc trung bộ: Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ.
– Bắc Trung Bộ là dãy đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
– Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sồng Hồng (chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển); phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp với Lào; phía đông là Biển Đông.
– Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía nam đất nước. Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.
Câu 6: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Hướng dẫn trả lời:
a) Thuận lợi
– Vị trí địa lí:
+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.
– Về mặt tự nhiên:
+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh – Nghệ – Tỉnh, Bình – Trị – Thiên.
+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn.
+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng.
– Về mặt kinh tế-xã hội:
+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá – Bỉm Sơn, Vinh, Huế).
+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển – đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.
+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.
b) Khó khăn
– Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.
– Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.
– Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.
– Cơ sở hạ tầng còn nghèo.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 34: Thực hành – Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 3: Thực hành – Vẽ lược đồ Việt Nam
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
- Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)