Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 22

TaiLieuViet xin giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp, nội dung tài liệu gồm 5 bài tập trang 58, 59, 60, 61, 62 SBT, tài liệu được tổng hợp chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả môn Địa lý.

Địa lý 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Câu 1 trang 58 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thiện bảng sau về sản xuất lương thực:

Trả lời:

Tiêu chí

Sản xuất lương thực

Vai trò

+ Cung cấp lương thực cho nhân dân, thức ăn cho chăn nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

+ Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta cực kỳ quan trọng, vì nước ta là nước đông dân

Điều kiện sản xuất

a) Thuận lợi:

* Điều kiện tự nhiên

– Đất trồng:

+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8.7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.

– Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng phát triển.

– Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

– Sinh vật: Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

*Điều kiện kinh tế-xã hội:

– Dân cư và nguồn lao động:

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

– Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

– Đường lối, chính sách:

+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu

+ Coi chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của nhà nước.

b) Khó khăn

– Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.

– Thị trường lương thực không ổn định.

Tình hình sản xuất

a) Thành tựu sản xuất lương thực

– Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạng.

– Sản lượng lúa đã tăng mạnh.

– Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.

b) Phân bố

*Cây lương thực:

– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm.

– Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

*Cây thực phẩm:

– Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn.

– Diện tích trồng rau trên cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

– Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 2 trang 59 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân bố các vật nuôi chính ở nước ta.

Trả lời:

– Chăn nuôi lợn và gia cầm.

– Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.

– Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).

– Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

– Đàn trâu: 2,9 triệu con nuôi nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, bắc Trung bộ.

– Đàn bò: 5,5 triệu con BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội…

– Dê, cừu: 1,3 triệu con.

– Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).

– Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.

– Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.

Câu 3 trang 59 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA THEO GIÁ THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 1990-2010

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

1990

20667

16394

3701

572

1995

85508

66794

16168

2546

2000

129141

101044

24960

3137

2005

183214

134755

45097

3362

2010

540200

396700

135100

8400

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu

Trả lời:

a) Xử lí số liệu:

(Đơn vị: %)

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

1990

100

79.3

17.9

2.8

1995

100

78.1

18.9

3.0

2000

100

78.2

19.3

2.5

2005

100

73.6

24.6

1.8

2010

100

73.4

25.0

1.6

– Nhận xét:

Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng:

Tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I, tỉ trọng của khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định.

Nguyên nhân: Do tác động của cuộc cách mạng Khoa học ký thuật, tác động của công cuộc đổi mới và quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, quốc tế hóa…

Câu 4 trang 61 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy điền vào bảng sau về mức độ phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dừa và điều (++: vùng trồng nhiều; + vùng trồng tương đối nhiều; vùng trồng ít hoặc không trồng).

Vùng

Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu

Cà phê

Cao su

Chè

Hồ tiêu

Dừa

Điều

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời:

Vùng

Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu

Cà phê

Cao su

Chè

Hồ tiêu

Dừa

Điều

Trung du và miền núi Bắc Bộ

++

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

+

+

++

+

+

Duyên hải Nam Trung Bộ

+

+

+

++

+

Tây Nguyên

++

+

+

++

+

Đông Nam Bộ

+

++

++

++

Đồng bằng sông Cửu Long

+

++

Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ

– Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

– Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ

Câu 5 trang 62 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Hoàn thiện sơ đồ sau:

Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Trả lời:

Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

————————————-

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12, Ngữ văn lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.