Để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn môn Địa lý, TaiLieuViet mời các bạn tham khảo Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, tài liệu gồm 4 bài tập trang 34, 35 SBT. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
  • Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
  • Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
  • Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai vừa được TaiLieuViet.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 4 bài tập trong sách bài tập môn Địa lý lớp 12 bài bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được những thay đổi của tự nhiên khi rừng suy giảm, bầu không khí thì nóng lên, biểu hiện của các loại ô nhiễm môi trường… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Địa lý 12: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Bài 1 trang 34 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Hãy cho biết những thay đổi tiếp theo của tự nhiên khi:

– Rừng suy giảm:

– Bầu không khí nóng lên:

– Mực nước ngầm hạ thấp:

Trả lời:

– Rừng suy giảm: làm thay đổi khí hậu và địa lý, là nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, giảm đa dạng sinh học các loài động thực vật sống trong rừng,..

– Bầu không khí nóng lên: Ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng nguy cơ cháy rừng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người trước thiên tai

– Mực nước ngầm hạ thấp: Gây sụt lún đất, xâm nhập của nước bẩn và làm biến đổi chất lượng nước.

Bài 2 trang 34 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho biết biểu hiện của các loại ô nhiễm môi trường:

Nước, không khí, đất. Giải thích nguyên nhân.

– Ô nhiễm môi trường nước:

– Ô nhiễm môi trường không khí:

– Ô nhiễm môi trường đất:

Trả lời:

– Ô nhiễm môi trường nước: Nước bị ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ cao các kim loại nặng trong nước như: Chì, Thủy ngân, … thường gặp trong các lưu vực gần khu công nghiệp hay những thành phố lớn.

Nước bị ô nhiễm sinh vật, nước bị ô nhiễm thuốc bào vệ thực vật và phân bón hóa học.

– Ô nhiễm môi trường không khí: Khí thải từ các khu công nghiệp, khí thải khi tham gia giao thông. Ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nóng hổi của mội quốc gia, ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và sương mù.

– Ô nhiễm môi trường nước: Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

Bài 3 trang 35 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:

Thiên tai

Khu vực chịu ảnh hưởng

Biểu hiện

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão

Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán

Trả lời:

Thiên tai

Khu vực chịu ảnh hưởng

Biểu hiện

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão

Bắc Trung bộ

Mỗi năm có từ 8 đến 10 cơn bão, trong đó có 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền, đi cùng với nó là: mưa lớn, gió mạnh, lũ lớn, sóng to, nước biển dâng cao

Tàn phá công tình xây dựng, làm chìm đắm tàu thuyền, tác hại rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển. làm ngập mặn vùng ven biển, làm ngập lụt trên diện rộng

Làm tốt công tác dự bào bão, sơ tán dân, thông báo cho tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn, củng cố đê điều..

Ngập lụt

Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về

Dịch bệnh, tàn phá mùa màng, lương thực..

Xây dựng các trạm bơm để tiêu nước, nạo vét khai thông dòng, xây dựng các công trình ngăn mặn

Lũ quét

Vùng núi phía Bắc

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 – 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng – Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Gây hậu quả nghiêm trọng cả về người và của

Quy hoạch các điểm dân cư, quản lý sử dụng đất đai hợp lý. Xây dựng các hệ thống báo động ở vùng có nguy cơ, xây dựng các công trình thủy lợi, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc

Hạn hán

Nam Trung bộ

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 – 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 – 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân.

Xây dựng nhiều công trình thủy lợi

Bài 4 trang 35 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Có sự khác biệt nào về nguyên nhân dẫn tới ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12, Ngữ văn lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.