Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài Nhận biết một số chất khí

TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 41. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải Hóa 12 một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập Hóa học 12 sách bài tập

Bài 8.8,8.9, 8.10 trang 97 sách bài tâp (SBT) Hóa học 12

8.8. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng

A. nước brom và tàn đóm cháy dở.

B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.

C. nước vôi trong và nước brom.

D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.

8.9. Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng

A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.

B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.

C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.

D. tàn đóm cháy dở và nước brom.

8.10. Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn?

A. Dung dịch NaOH loãng.

B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3.

C. Dùng khí H2S

D. Dùng khí CO2

Hướng dẫn trả lời:

8.8. D

8.9. A

8.10. B

Bài 8.11 trang 98 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí: O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.

Hướng dẫn trả lời:

Dùng giấy quỳ tím ẩm: HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh; O3 làm mất màu quỳ tím.

Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2: H2S làm giấy có màu đen.

Bài 8.12 trang 98 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào?

Hướng dẫn trả lời:

Dùng dung dịch NH3 hoặc khí NH3 dư.

X là khí HCl; Y là O2; Z là SO2; A là CO2; B là H2.

Dùng tàn đóm cháy dở: nhận được O2.

Dùng nước brom: nhận được SO2; Dùng nước vôi trong dư nhận được CO2; Dùng giấy quỳ tím ẩm: nhận được HCl; còn lại là H2.

Bài 8.14 trang 98 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí: H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Dùng giấy quỳ tím ẩm: nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng: CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.

———————————-

Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.