Hóa học 12 – Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

TaiLieuViet xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 26. Nội dung tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện giải Hóa học 12 một cách chính xác nhất. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Giải bài tập Hóa học 12 SBT

Bài 6.19, 6.20, 6.21, 6.22, 6.23, 6.24 trang 57 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

6.19. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hoá trị là

A. le.

B. 2e.

C. 3e.

D. 4e.

6.20. Chỉ dùng thêm thuốc thử nào cho dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Quỳ tím.

B. Bột kẽm.

C. Na2CO3.

D. Quỳ tím hoặc bột kẽm hoặc Na2CO3.

6.21. Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được?

A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO

B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3

C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2

D. CaCO3 →Ca(OH)2 → Ca→ CaO

6.22. Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

A. NaCl

B. H2SO4

C. Na2CO3

D. KNO3

6.23. Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng?

A. NO3

B. SO42-

C. CIO4

D. PO43-

6.24. Trong một dung dịch có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl , d mol HCO3. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. a + b = c + d.

B. 2a + 2b = c + d.

C. 3a + 3b = c + d

6.20. D

6.21. B

6.22. C

6.23. D

6.24. B

Bài 6.25, 6.26, 6.27, 6.28 trang 58 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

6.25. Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(N03)2, Mg(N03)2, Ca(HC03)2, Mg(HC03)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch K2S04

C. Dung dịch Na2C03

D. Dung dịch NaN03

6.26. Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây?

A. Nước sôi ở nhiệt độ cao (ở 100°c, áp suất khí quyển).

B. Khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa.

C. Khi đun sôi các chất khí hoà tan trong nước thoát ra.

D. Các muối hiđrocacbonat của canxi và magie bị phân huỷ bởi nhiệt để tạo kết tủa.

6.27. Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M hoá trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là

A. Zn.

B. Mg.

C. Ca.

D. Ba.

6.28 Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít C02 (đktc) và 4,64 g hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là

A. Mg và Ca.

B. Be và Mg.

C. Ca và Sr

D. Sr và Ba.

Hướng dẫn trả lời:

6.25. C

6.26. D

6.27. C

6.28. A

6.27. Chọn C

Oxit là MO

Khối lượng oxi bằng 40% khối lượng của M nên {{16} over M}.100 = 40)

⟹ M = 40 ⟹ Kim loại là Ca.

6.28. Chọn A

overline M C{O_3}buildrel {{t^0}} overlongrightarrow overline M O + C{O_2}

0,1 0,1 0,1(mol)

{M_{overline M O}} = {{4,64} over {0,1}} = 46,4left( {g/mol} right)

Rightarrow {M_{overline M }} = 46,4 - 16 = 30,4left( {g/mol} right)

{M_1} < 30,4 Rightarrow {M_1},Mgleft( {M = 24g/mol} right)

{M_2} > 30,4 Rightarrow {M_2}Ca,left( {M = 40g/mol} right)

Bài 6.29, 6.30 trang 59 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

6.29. Để trung hoà dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HC1 0,1M và H2S04 0,05M?

A. 1 lít

B. 2 lít

C. 3 lít

D. 4 lít

6.30. Cho hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng hai muối cacbonat ban đầu là

A. 3,0 g.

B. 3,1 g.

C. 3,2 g.

D. 3,3 g.

Hướng dẫn trả lời:

6.29. Chọn B

Dung dịch X có:

{n_{O{H^ - }}} = 0,1 + 0,15.2 = 0,4left( {mol} right)

nH+cần = 0,4mol

1 lít dung dịch Y có:

{n_{{H^ + }}} = 0,1 + 0,05.2 = 0,2left( {mol} right)

{V_{dd,,axit}} = {{0,4} over {0,2}} = 2left( {lit} right)

6.30. Chọn D

{n_{overline M C{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = {{6,72} over {22,4}} = 0,3left( {mol} right)

1,mol,overline M C{O_3} to 1,mol,overline M C{l_2} khối lượng tăng 11g

Vậy 0,3,mol,overline M C{O_3} to 0,3,mol,overline M C{l_2}

⟹ Khối lượng tăng là 0,3. 11 = 3,3 (g)

Bài 6.31, 6.32 trang 59 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

6.31. Cho a gam hỗn hợp BaC03 và CaC03 tác dụng hết với V lít dung dịch HC1 0,4M thấy giải phóng 4,48 lít C02 (đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

a) Khối lượng kết tủa thu được là

A. 10 g.

B. 15 g

C. 20 g

D. 25 g.

b) Thể tích dung dịch HCl cần dùng là

A. 1,0 lít.

B. 1,5 lít.

C. 1,6 lít.

D. 1,7 lít.

c) Giá trị của a nằm trong khoảng nào dưới đây?

A. 10 g<a

C. 20 g < a < 39,4 g

D. 20 g < a < 40 g

6.32. Trong một cốc nước có chứa 0,03 mol Na+0,01 mol Ca2+ ; 0,01 moi

Mg ; 0,04 mol HCO3 ’ 0-.01 mol Cl ; 0,01 mol SO4 . Nước trong cốc thuộc loại

A. nước cứng tạm thời.

B. nước cứng vĩnh cửu.

C. nước cứng toàn phần.

D. nước mềm.

Hướng dẫn trả lời:

6.31.a. C

6.31.b. A

6.31.c. C

6.32. A

Bài 6.33, 6.34 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

6.33. Trong một cốc nước chứa 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,04 mol HCO3 ; 0,02 mol Cl Nước trong cốc thuộc loại

A. nước cứng tạm thời

C. nước cứng toàn phần

B. nước cứng vĩnh cửu.

D. nước mềm.

6.34. Trong các phương pháp sau, phương pháp chỉ khử được tính cứng tạm thời của nước là

A. phương pháp hoá học (sử dụng Na2C03, Na3P04).

B. phương pháp nhiệt (đun sôi)

C. phương pháp lọc.

D. phương pháp trao đổi ion.

Hướng dẫn trả lời:

6.33. C

6.34. B

Bài 6.35 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Vì sao tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định?

Hướng dẫn trả lời:

Sự biến đổi không theo quy luật do kim loại nhóm IIA có những kiểu mạng tinh thể khác nhau: mạng lục phương (Be, Mg); mạng lập phương tâm diện (Ca, Sr); mạng lập phương tâm khối (Ba).

Bài 6.36 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa hoc 12

So sánh kim loại Mg và Ca về các mặt:

a) Cấu hình electron của nguyên tử.

b) Tác dụng với nước.

c) Phương pháp điều chế các đơn chất.

Hướng dẫn trả lời:

a) Cấu hình electron: Mg : [Ne]3s2; Ca : [Ar]4s2

b) Tác dụng với nước: Ca tác dụng với nước ở điều kiện thường còn Mg không tác dụng.

c) Phương pháp điều chế: Cả Ca và Mg đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hai muối MgCl2 và CaCl2.

Bài 6.37 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Hãy dẫn ra những phản ứng để chứng tỏ rằng từ Be đến Ca, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.

Hướng dẫn trả lời:

Phản ứng với nước:

– Be không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

– Mg tác dụng chậm với nước nóng.

– Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Tính chất của hiđroxit:

Be(OH)2 có tính lưỡng tính.

Mg(OH)2 là bazơ yếu.

Ca(OH)2 là bazơ mạnh.

Bài 6.38 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch nước lọc. Đổ dung dịch NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

Hướng dẫn trả lời:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O (1)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3+ Na2CO3 + 2H2O (3).

Bài 6.39 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Nước trong vùng có núi đá vôi thuộc loại nước cứng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng mô tả sự tạo thành nước cứng.

Hướng dẫn trả lời:

Trong thành phần của đá vôi có các hợp chất CaCO3, MgCO3. Nước mưa hoà tan khí CO2 trong không khí đã hoà tan dần các hợp chất CaCO3,MgCO3

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 26

Bài 6.40 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khác nhau về thành phần anion của muối.

– Nước có tính cứng tạm thời chứa anion HCO­3 khi đun nóng bị phân huỷ thành ion cacbonat làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ .

– Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các anion SO42- và Cl, khi đun nóng không làm kết tủa Ca2+ và Mg2+

Bài 6.41 trang 60 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước: nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.

Hướng dẫn trả lời:

Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm:

(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.

(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.

+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.

+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.

Bài 6.42 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Viết PTHH của các phản ứng trong sơ đồ biến hoá sau:

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 26

Hướng dẫn trả lời:

(1),Ca + 2Cbuildrel {{t^0}} over
longrightarrow Ca{C_2}

(2) CaC2 + 2HCl→ CaCl2 + C2H2

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 26
(4),Ca{(OH)_2}buildrel {{t^0}} over
longrightarrow CaO + {H_2}O

(5) CaO + CO2 → CaCO3

(6) CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

(7),Ca{(HC{O_3})_2}buildrel {{t^0}} over
longrightarrow CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O

(8) Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2

(9) CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

(10) CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + AgCl

(11) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

(12) Ca + CO2 + H2O → CaCO3 + H2

(13) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

(14) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

(15) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O

(16) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Hoặc

2CaOC{l_2}buildrel {CO} over
longrightarrow 2CaC{l_2} + {O_2}

Bài 6.43 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Viết phương trình phản ứng trong sơ đồ biến hóa sau:

MgC{l_2}buildrel 1 overlongrightarrow Mgbuildrel 2 overlongrightarrow MgObuildrel 3 overlongrightarrow Mg{left( {N{O_3}} right)_2}buildrel 4 overlongrightarrow MgO

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 26

MgC{O_3}buildrel {10} overlongrightarrow Mg{left( {HC{O_3}} right)_2}

Hướng dẫn trả lời:

(1)MgC{l_2}buildrel {dpnc} overlongrightarrow Mg + C{l_2}

(2) 2Mg + O2 → 2MgO

(3) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

(4)2Mg{(N{O_3})_2}buildrel {{t^0}} overlongrightarrow 2MgO + 4N{O_2} + {O_2}

(5) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

(6) MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

(7)Mg{(OH)_2}buildrel {{t^0}} overlongrightarrow MgO + {H_2}O

(8) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

(9) MgSO4 + Na2CO3 → MgCO3 + Na2SO4

(10) MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2

Bài 6.44 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Hỗn hợp X chứa K20, NH4CI, NaHC03 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.

Hướng dẫn trả lời:

Giả sử ban đầu mỗi chất đều là a mol.

Khi cho vào nước thì chỉ có K2O tác dụng với nước

K2O + H2O → 2KOH

a → 2a (mol)

KOH + NH4Cl → KC1 + NH3 + H2O

a a (mol)

2KOH + 2NaHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

a a 0,5a 0,5a (mol)

CO32- + Ba 2+ → BaCO3

(0,5a + 0,5a) a

Vậy cuối cùng chỉ còn K+, Na+ và Cl

Bài 6.45 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Cho 8 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 1 lít dung địch HC1 0,5M. Xác định kim loại kiềm thổ.

Hướng dẫn trả lời:

Gọi kim loại kiềm thổ là X (có khối lượng mol là M), oxit của nó là XO.

X + 2HCl → XCl2 + H2 (1)

XO + 2HCl → XCl2 + H2O (2)

Gọi x, y là số mol của kim loại kiềm thổ và oxit của nó. Số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,5 mol.

Ta có hệ pt: Mx+ (M+16y) = 8

2x+2y = 0,5

Giải hệ phương trình ta được: x = {{M - 16} over {64}}

Biết 0 < x < 0,25, ta có: 0 <{{M - 16} over {64}} < 0,25

⟹ 0 < M – 16 < 16 => 16 < M < 32 Vậy kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối bằng 24, đó là Mg.

Bài 6.46 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Khi lấy 11,1 g muối clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối sunfat của kim loại đó có cùng số mol, thấy khác nhau 2,5 g. Xác định công thức hoá học của hai muối.

Hướng dẫn trả lời:

Đặt công thức của các muối là MCl2 và MSO4.

Gọi x là số mol mỗi muối. Theo đề bài ta có.

(M + 96)x – (M + 71)x = 2,5 → x = 0,1 (mol)

Khối lượng mol của MCl2{{11,1} over {0,1}} = 111 (g/mol)

Nguyên tử khối của M là 111- 71 = 40 => M là Ca . Công thức các muối là CaCl2 và CaSO4.

Bài 6.47 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Sục V lít khí CO2 (đktc) vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0IM, thu được 1 g kết tủa. Xác định V

Hướng dẫn trả lời:

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 1 g kết tủa thì có 2 trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo ra 1 g kết tủa:

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O (1)

0,01 {1 over {100}}=0,01 (mol)

Theo đề bài: nCa(OH)2 = 0,01.2 = 0,02 (mol). Vậy Ca(OH)2 dư.

VCO2 = 22,4.0,01 = 0,224 (lít).

Trường hợp 2: Phản ứng tạo ra nhiều hơn 1 g kết tủa, sau đó tan bớt trong CO2 dư còn lại 1 g.

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3+ H2O

0,02 0,02 0,02 (mol)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,01 0,01 (mol)

VCO2 = 22,4.(0,02 + 0,01) = 0,672 (lít).

Bài 6.48 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt): Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O.

Hướng dẫn trả lời:

Hoà vào nước ta được hai nhóm chất:

(1) Tan trong nước là Na2CO3 và Na2SO4. Phân biệt 2 chất này bằng dung dịch HCl. Tác dụng với dung dịch HCl là Na2CO3 (sủi bọt khí); không tác dụng với dung dịch HC1 là Na2SO4.

(2) Không tan trong nước là CaCO3 và CaSO4.2H2O. Dùng dung dịch HC1 để nhận ra CaCO3 (có sủi bọt khí) còn lại là CaSO4.2H2O.

Bài 6.49 trang 61 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Hoà tan 23,9 g hỗn hợp bột BaCO3 và MgCO3 trong nước cần 3,36 lít CO2 (đktc). Xác định khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp

Hướng dẫn trả lời:

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 (1)

MgCO3 + CO2 +H2O →Mg(HCO3)2 (2)

Số mol CO2 đã cho là: 0,15 (mol)

Đặt x và y là số mol của BaCO3 và MgCO3 ta có hệ phương trình:

x + y =0,15

197x + 84y = 23,9

→x = 0,1 và y = 0,05

mBaCO3 = 197.0,1 = 19,7 (g)

mMgCO3 = 23,9 – 19,7 = 4,2 (g).

———————————-

Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.