Hóa học 12 – Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 46, tài liệu gồm 9 bài tập trang 225, 226 SGK kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập.

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 1 (trang 225 sgk Hóa 12 nâng cao): Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất của kim loại?

A. Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

B. Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2 NH4+

C. Cu(OH)2 + 4NH4 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH

D. 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2 (trang 225 sgk Hóa 12 nâng cao): Phản ứng: Mn04 + Sn2+ + H+ → Mn2+ + Sn4+ + H2O

Có tỉ lệ số mol ion chất khử số mol ion chất oxi hóa là:

A. 1:1

B. 2:1

C. 4:1

D. 5:2

Lời giải:

Đáp án D

Bài 3 (trang 225 sgk Hóa 12 nâng cao): Cho biết phản ứng

K2Cr2O7 + HCI → KCl + CrCl3 + H2O + Cl2.

Trong Phản ứng này có bao nhiêu phân tử HCl bị oxi hóa?

A. 3

B. 6

C. 6

D. 14

Lời giải:

Đáp án B

Bài 4 (trang 225 sgk Hóa 12 nâng cao): Những điều kiện nào để chì tác dụng với:

a. không khí.

b. axit clohiđric.

c. axit nitric.

Lời giải:

Điều kiện để chì tác dụng với:

c. HCl: Pb không phản ứng với HCl.

d. HNO3: Pb tan dễ dàng tan trong HNO3 loãng.

3Pb + 8HNO3 → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Bài 5 (trang 226 sgk Hóa 12 nâng cao): Chì và thiếc cùng có nhiều số oxi hóa trong các hợp chất và cùng tạo ra hợp chất phức. Tại sao chúng không được xếp vào nhóm những kim loại chuyển tiếp?

Lời giải:

Sn -Pb là các nguyên tố họ p, cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2 còn các kim loại chuyển tiếp là các nguyên tố họ d.

Bài 6 (trang 226 sgk Hóa học 12 nâng cao): Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?

Lời giải:

n_{Cu(NO_3)_2} = 0,3 mol = nCu ; n_{Pb(NO_3)_2} = 0,1 mol = nPb

Các phương trình hóa học

Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2 (1)

Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2 (2)

Theo (1) 1 mol Zn (65gam) → l mol Cu khối lượng giảm 65 – 64 = 1 gam

0,3 mol Cu tạo ra khối lượng giảm 0,3 gam.

Theo (2) 1 mol Zn (65gam) 1 mol Pb khối lượng tăng 207 – 65 = 142 gam

0,1 mol Pb tạo ra khối lượng tăng 14,2 gam

=> Khối lượng lá kẽm sau phản ứng 100 – 0,3 + 14,2 = 113,9 gam.

Bài 7 (trang 226 sgk Hóa 12 nâng cao): Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và so sánh V1 với V2.

Lời giải:

Các phương trình hóa học

Zn +2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

Với cùng khối lượng kim loại kẽm thì thể tích khí ở 2 phương trình là bằng nhau

Bài 8 (trang 226 sgk Hóa 12 nâng cao): 23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+ Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.

Lời giải:

Các phương trình hóa học

X + 2HCl → XCl2 + H2

XCl2 + 2FeCl3 → XCl4 + 2FeCl2

Theo ptpu nX = n_{NaCl_2} = 1/2 nFeCl_3 = 0,2×2 : 2 = 0,2 mol

=> MX = 23,8 : 0,2 = 119 => X là Sn

Bài 9 (trang 226 sgk Hóa 12 nâng cao): Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?

Lời giải:

Phản ứng dạng tổng quát: 4M + nO2 → 2M2On

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

Khối lượng oxi phản ứng là 46,4 – 40 = 6,4 gam => nO2 = 6,4 : 32 : 0,2 mol

Nhìn vào ptpu ta thấy nHCl = 2nO2 = 0,4 mol => Vdd HCl 2M = 0,4 : 2 = 0,2 lít = 200 ml

———————————-

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 46. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.